1 Tin đồn rùng rợn về hiện tượng siêu mặt trăng Mon 14 Mar 2011, 12:30
Nguyễn Mạnh Chipstyle
Thành viên cấp 4
Mặt trăng đang tiến về điểm gần nhất so với Trái đất, kèm theo đó là vô số tin đồn xung quanh hiện tượng này.
Mấy ngày qua trên internet tràn ngập những thông tin cảnh báo với lời tiên đoán mang bóng dáng của ngày tận thế rằng thảm họa sẽ giáng xuống Trái đất vào đúng ngày 19.3, thời điểm mặt trăng đến gần địa cầu nhất trong 19 năm qua. Đối với những người thiên về thuyết khải huyền, sự hiếm hoi trong quỹ đạo mặt trăng, khiến nó chỉ cách Trái đất 356.577 km (trung bình khoảng cách từ mặt trăng đến Trái đất khoảng 384.400 km), đồng nghĩa với thiên tai thật sự. Điều hiển nhiên là thủy triều sẽ dâng cao và hạ thấp hơn bình thường, nhưng giới khoa học hoài nghi về những lý luận như núi lửa sẽ phun mạnh và sẽ có các trận động đất với cường độ cao.
Những lời đồn đại kỳ quái trên vốn tập trung vào một hiện tượng gọi là điểm cận địa của mặt trăng. Vệ tinh tự nhiên của Trái đất không quay xung quanh địa cầu theo quỹ đạo hình tròn mà là hình bầu dục. Khi nó đến điểm cận địa, điểm gần Trái đất nhất, mặt trăng sẽ trông sáng và to hơn trên bầu trời đêm. Khi tới điểm viễn địa, điểm xa nhất, nó mờ nhạt và có vẻ nhỏ hơn so với bình thường. Cứ mỗi một tháng hiện tượng cận địa sẽ xuất hiện một lần. Tuy nhiên, lần này thì khác. Điểm cận địa trong tuần tới sẽ trùng hợp với đêm trăng tròn, một sự kết hợp chỉ xảy ra từ 2 đến 3 năm/lần.
Dù đây là một trong những cơ hội tốt để giới thiên văn có được những bức hình đẹp tuyệt của mặt trăng, các nhà khoa học cho rằng vị trí hết sức gần với Trái đất của mặt trăng như lần này chẳng gây ảnh hưởng gì cho cư dân trên hành tinh xanh, theo Daily Mail dẫn lời tiến sĩ David Harland, sử gia về vũ trụ của Anh. Tuy nhiên, lời cam đoan của ông vẫn không ngăn được những tin đồn lan tràn trên internet, mà tác giả chính là các nhà khoa học nghiệp dư với đầu óc đa nghi. Họ dẫn chứng rằng những lần mặt trăng đến gần Trái đất nhất, gọi là hiện tượng siêu mặt trăng, đã diễn ra trong các năm 1955, 1974, 1992 và 2005, khi đó thời tiết đột nhiên biến đổi khác thường. Trận động đất gây sóng thần giết chết hàng trăm ngàn người tại Indonesia xảy ra 2 tuần trước thời điểm siêu mặt trăng vào tháng 1.2005. Và vào Giáng sinh năm 1974, siêu bão Tracy càn quét Darwin (Úc). Lần này, họ cho rằng điềm báo đã xuất hiện khi núi lửa Kilauea ở Hawaii đang phun trào, và động đất mạnh 7,3 độ Richter mới xảy ra tại Nhật Bản.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn khẳng định không nên lo lắng. Báo Sydney Morning Herald dẫn lời Pete Wheeler của Trung tâm Thiên văn vô tuyến quốc tế cho biết sẽ chẳng có núi lửa hay động đất gì cả, mà nếu có chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhà thiên văn học người Úc David Reneke đồng tình với ý kiến của chuyên gia Wheeler. Ông cho hay nếu cứ suy luận theo cách của những người tung tin đồn thì bất cứ thiên tai nào cũng có thể liên hệ với những sự kiện trên trời cao, từ sự di chuyển của sao chổi, hành tinh đến mặt trời.
Trong những lần vừa điểm cận địa vừa trăng tròn, bề mặt chị Hằng có thể trông to hơn gấp 14% và sáng hơn 30% so với những lần trăng rằm khác.
Mấy ngày qua trên internet tràn ngập những thông tin cảnh báo với lời tiên đoán mang bóng dáng của ngày tận thế rằng thảm họa sẽ giáng xuống Trái đất vào đúng ngày 19.3, thời điểm mặt trăng đến gần địa cầu nhất trong 19 năm qua. Đối với những người thiên về thuyết khải huyền, sự hiếm hoi trong quỹ đạo mặt trăng, khiến nó chỉ cách Trái đất 356.577 km (trung bình khoảng cách từ mặt trăng đến Trái đất khoảng 384.400 km), đồng nghĩa với thiên tai thật sự. Điều hiển nhiên là thủy triều sẽ dâng cao và hạ thấp hơn bình thường, nhưng giới khoa học hoài nghi về những lý luận như núi lửa sẽ phun mạnh và sẽ có các trận động đất với cường độ cao.
Những lời đồn đại kỳ quái trên vốn tập trung vào một hiện tượng gọi là điểm cận địa của mặt trăng. Vệ tinh tự nhiên của Trái đất không quay xung quanh địa cầu theo quỹ đạo hình tròn mà là hình bầu dục. Khi nó đến điểm cận địa, điểm gần Trái đất nhất, mặt trăng sẽ trông sáng và to hơn trên bầu trời đêm. Khi tới điểm viễn địa, điểm xa nhất, nó mờ nhạt và có vẻ nhỏ hơn so với bình thường. Cứ mỗi một tháng hiện tượng cận địa sẽ xuất hiện một lần. Tuy nhiên, lần này thì khác. Điểm cận địa trong tuần tới sẽ trùng hợp với đêm trăng tròn, một sự kết hợp chỉ xảy ra từ 2 đến 3 năm/lần.
Dù đây là một trong những cơ hội tốt để giới thiên văn có được những bức hình đẹp tuyệt của mặt trăng, các nhà khoa học cho rằng vị trí hết sức gần với Trái đất của mặt trăng như lần này chẳng gây ảnh hưởng gì cho cư dân trên hành tinh xanh, theo Daily Mail dẫn lời tiến sĩ David Harland, sử gia về vũ trụ của Anh. Tuy nhiên, lời cam đoan của ông vẫn không ngăn được những tin đồn lan tràn trên internet, mà tác giả chính là các nhà khoa học nghiệp dư với đầu óc đa nghi. Họ dẫn chứng rằng những lần mặt trăng đến gần Trái đất nhất, gọi là hiện tượng siêu mặt trăng, đã diễn ra trong các năm 1955, 1974, 1992 và 2005, khi đó thời tiết đột nhiên biến đổi khác thường. Trận động đất gây sóng thần giết chết hàng trăm ngàn người tại Indonesia xảy ra 2 tuần trước thời điểm siêu mặt trăng vào tháng 1.2005. Và vào Giáng sinh năm 1974, siêu bão Tracy càn quét Darwin (Úc). Lần này, họ cho rằng điềm báo đã xuất hiện khi núi lửa Kilauea ở Hawaii đang phun trào, và động đất mạnh 7,3 độ Richter mới xảy ra tại Nhật Bản.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn khẳng định không nên lo lắng. Báo Sydney Morning Herald dẫn lời Pete Wheeler của Trung tâm Thiên văn vô tuyến quốc tế cho biết sẽ chẳng có núi lửa hay động đất gì cả, mà nếu có chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhà thiên văn học người Úc David Reneke đồng tình với ý kiến của chuyên gia Wheeler. Ông cho hay nếu cứ suy luận theo cách của những người tung tin đồn thì bất cứ thiên tai nào cũng có thể liên hệ với những sự kiện trên trời cao, từ sự di chuyển của sao chổi, hành tinh đến mặt trời.
Trong những lần vừa điểm cận địa vừa trăng tròn, bề mặt chị Hằng có thể trông to hơn gấp 14% và sáng hơn 30% so với những lần trăng rằm khác.