Mật Danh
Xem thêm
Khi người ấy gặp khó khăn trong cuộc sống (học tập, gia đình, bạn bè), bạn sẽ làm thế nào để khiến người ấy vượt qua?
Khi đã trở thành một nửa của nhau thì cả hai rất cần sự động viên của người còn lại vào những lúc gặp sóng gió, thử thách. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng biết cách khiến người ấy vui hơn. Đôi khi, sự quan tâm thái quá có thể khiến người ta thêm rối trí, mệt mỏi, còn thờ ơ sẽ khiến tình cảm nhạt dần…
Vì vậy, động viên là cả một nghệ thuật, và bạn phải biết kiên nhẫn nữa…
Thấu hiểu
Trong tình yêu, một trong hai luôn nghĩ về người còn lại. Vì vậy, không dễ dàng gì mà bỗng dưng người ấy kể ra hết tất cả những muộn phiền của mình. Có thể người ta không muốn bạn lo lắng, không muốn bạn cảm thấy chán, nên che giấu đi. Và nếu bạn không hiểu điều đó, bạn thiếu tin tưởng, bạn nghi ngờ cho rằng người ta đang muốn rời xa bạn, thì bạn mãi không thể trở thành một người yêu tốt được.
Biết thấu hiểu là phẩm chất đầu tiên bạn cần có. Khi thấy người ấy gặp chuyện buồn, thay vì suy nghĩ vẩn vơ, bạn hãy hiểu rằng người ta đang gặp một khó khăn gì đó và vì nghĩ cho bạn nên người ấy không nói ra. Bạn chỉ cần bên cạnh, quan sát thái độ để có cách ứng xử phù hợp.
Lắng nghe và đồng cảm
Không phải lúc nào huyên thuyên nói cũng là điều tốt. Dẫu rằng bạn có buồn vì người ấy gặp khó khăn đi nữa, bạn phải tỏ ra mạnh mẽ chứ không được yếu đuối, ngã gục trước cả người ấy. Hãy học cách lắng nghe, kiên nhẫn chờ đợi. Dù rằng bạn chưa hiểu hết bản chất của sự việc, thì sự lắng nghe chăm chú của bạn lúc này như chia sẻ bớt một phần gánh nặng cho người ấy vậy. Khi đã thấu hiểu, bạn mới bắt đầu khuyên và động viên được
Tránh khuyên những lời sáo rỗng
Giả sử người ta đang gặp áp lực trong chuyện học, thì đừng khuyên kiểu như “thất bại là mẹ thành công”, “có công mài sắt có ngày nên kim”, hoặc “lên lớp”, hay trách cứ người ta rằng: “Cậu ngốc quá, chuyện bé xíu cũng không vượt qua được thì sau này làm sao đối diện với chuyện lớn?”, “Tại sao cậu không nghĩ đến bản thân mình mà tự làm khổ mình vậy?”, “Cậu có nghĩ đến những người quan tâm cậu không?”. Áp đặt suy nghĩ như thế, bạn đã dần đánh mất hình tượng và khiến người ta cảm thấy thất vọng khi đã chia sẻ nỗi buồn với bạn. Sự thấu hiểu thật sự cần thiết, và có thấu hiểu thì mới biết khoan dung.
Vậy nên, hãy nói bằng những lời từ chính đáy lòng bạn, lấy bạn (hoặc những trường hợp cụ thể) ra làm ví dụ, và vẽ nên một bức tranh lạc quan, sau đó cho người ấy tham gia vào bức tranh ấy. Bên cạnh đó, hãy im lặng đúng lúc, và tạo cho người yêu cảm giác bình yên, chẳng hạn như dẫn người ấy đi thả diều để quên hết muộn phiền, hay đơn giản là đạp xe dạo phố chẳng hạn, có ích hơn rất nhiều so với việc bạn rót vào tai người ta hàng chục lời khuyên nhưng vô dụng.
Luôn theo sát cảm nhận của người ấy
Bạn nên hiểu rằng, tình cảm có thể chi phối khá nhiều trong những hoạt động khác nhau trong đời sống. Và có thể chính tình cảm khiến người ấy cảm thấy áp lực hơn. Thế nên thay vì lo lắng sốt vó hay nghĩ vẩn vơ, bạn hãy chú ý cảm nhận của người ta thông qua quan sát thái độ và lắng nghe người ta nói. Nếu người ấy cảm thấy chưa vui vẻ, bạn đừng tỏ ra cáu gắt, bực mình, mà hãy hướng người ta đến một suy nghĩ khác, chẳng hạn như kể về tuổi thơ của bạn, hoặc dẫn người ta đi ăn, kể một câu chuyện vui nào đó trong lớp. Nên nhớ, việc này chỉ nên làm trước việc khuyên bảo, làm sau có thể sẽ rất phản tác dụng. Khi người ta đang cần lời khuyên mà bạn cứ nói những chuyện đâu đâu cốt để người ta vui thì thất bại thảm hại rồi đấy
Tuyệt đối tránh nhắc về tình cảm hay thể hiện sự yêu thương vào lúc này. Người ta không có tâm trạng đâu. Thậm chí người ta còn có thể suy nghĩ tiêu cực rằng, chính bạn là nguyên nhân khiến người ta gặp rắc rối đấy! Chỉ nên chia sẻ kiểu như một người bạn thân đích thực mà thôi
Khi mọi chuyện đã được giải quyết xong
Khi người ta đã cảm thấy ổn, dám chắc một điều rằng người ta cực kì biết ơn bạn, và xem bạn là một người yêu tốt. Khi ấy, chỉ cần mỉm cười và nói ra những lời chân thành từ tận đáy lòng: “Thật sự lúc cậu gặp khó khăn, tớ lo như chính tớ ở trong trường hợp ấy vậy. Nhưng rồi tớ thấy nếu lo buồn mãi thì làm sao giúp cậu được? Nên tớ đã dẹp hết những cảm xúc cá nhân của riêng mình để giúp cậu hết sức có thể. Bây giờ cậu đã vượt qua được, tớ lại hạnh phúc gấp đôi”. Đảm bảo người ấy sẽ cảm động đến phát khóc ấy chứ!
Nếu bạn là một người tinh tế, thì việc động viên người yêu mỗi lúc người ta gặp khó khăn sẽ giúp củng cố niềm tin ở cả hai và khiến tình cảm ngày một vững chắc. Ngược lại, nếu bạn hời hợt, người ấy có thể chỉ muốn chia sẻ với bạn bè hoặc người lạ, điều đó sẽ làm bạn cảm thấy không vui đâu. Vì vậy, động viên cũng cần phải học, bạn nhé!
(Theo_MTO)[img][/img][url][/url][img][/img] [url][/url][img][/img] [img][/img]
Khi đã trở thành một nửa của nhau thì cả hai rất cần sự động viên của người còn lại vào những lúc gặp sóng gió, thử thách. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng biết cách khiến người ấy vui hơn. Đôi khi, sự quan tâm thái quá có thể khiến người ta thêm rối trí, mệt mỏi, còn thờ ơ sẽ khiến tình cảm nhạt dần…
Vì vậy, động viên là cả một nghệ thuật, và bạn phải biết kiên nhẫn nữa…
Thấu hiểu
Trong tình yêu, một trong hai luôn nghĩ về người còn lại. Vì vậy, không dễ dàng gì mà bỗng dưng người ấy kể ra hết tất cả những muộn phiền của mình. Có thể người ta không muốn bạn lo lắng, không muốn bạn cảm thấy chán, nên che giấu đi. Và nếu bạn không hiểu điều đó, bạn thiếu tin tưởng, bạn nghi ngờ cho rằng người ta đang muốn rời xa bạn, thì bạn mãi không thể trở thành một người yêu tốt được.
Biết thấu hiểu là phẩm chất đầu tiên bạn cần có. Khi thấy người ấy gặp chuyện buồn, thay vì suy nghĩ vẩn vơ, bạn hãy hiểu rằng người ta đang gặp một khó khăn gì đó và vì nghĩ cho bạn nên người ấy không nói ra. Bạn chỉ cần bên cạnh, quan sát thái độ để có cách ứng xử phù hợp.
Lắng nghe và đồng cảm
Không phải lúc nào huyên thuyên nói cũng là điều tốt. Dẫu rằng bạn có buồn vì người ấy gặp khó khăn đi nữa, bạn phải tỏ ra mạnh mẽ chứ không được yếu đuối, ngã gục trước cả người ấy. Hãy học cách lắng nghe, kiên nhẫn chờ đợi. Dù rằng bạn chưa hiểu hết bản chất của sự việc, thì sự lắng nghe chăm chú của bạn lúc này như chia sẻ bớt một phần gánh nặng cho người ấy vậy. Khi đã thấu hiểu, bạn mới bắt đầu khuyên và động viên được
Tránh khuyên những lời sáo rỗng
Giả sử người ta đang gặp áp lực trong chuyện học, thì đừng khuyên kiểu như “thất bại là mẹ thành công”, “có công mài sắt có ngày nên kim”, hoặc “lên lớp”, hay trách cứ người ta rằng: “Cậu ngốc quá, chuyện bé xíu cũng không vượt qua được thì sau này làm sao đối diện với chuyện lớn?”, “Tại sao cậu không nghĩ đến bản thân mình mà tự làm khổ mình vậy?”, “Cậu có nghĩ đến những người quan tâm cậu không?”. Áp đặt suy nghĩ như thế, bạn đã dần đánh mất hình tượng và khiến người ta cảm thấy thất vọng khi đã chia sẻ nỗi buồn với bạn. Sự thấu hiểu thật sự cần thiết, và có thấu hiểu thì mới biết khoan dung.
Vậy nên, hãy nói bằng những lời từ chính đáy lòng bạn, lấy bạn (hoặc những trường hợp cụ thể) ra làm ví dụ, và vẽ nên một bức tranh lạc quan, sau đó cho người ấy tham gia vào bức tranh ấy. Bên cạnh đó, hãy im lặng đúng lúc, và tạo cho người yêu cảm giác bình yên, chẳng hạn như dẫn người ấy đi thả diều để quên hết muộn phiền, hay đơn giản là đạp xe dạo phố chẳng hạn, có ích hơn rất nhiều so với việc bạn rót vào tai người ta hàng chục lời khuyên nhưng vô dụng.
Luôn theo sát cảm nhận của người ấy
Bạn nên hiểu rằng, tình cảm có thể chi phối khá nhiều trong những hoạt động khác nhau trong đời sống. Và có thể chính tình cảm khiến người ấy cảm thấy áp lực hơn. Thế nên thay vì lo lắng sốt vó hay nghĩ vẩn vơ, bạn hãy chú ý cảm nhận của người ta thông qua quan sát thái độ và lắng nghe người ta nói. Nếu người ấy cảm thấy chưa vui vẻ, bạn đừng tỏ ra cáu gắt, bực mình, mà hãy hướng người ta đến một suy nghĩ khác, chẳng hạn như kể về tuổi thơ của bạn, hoặc dẫn người ta đi ăn, kể một câu chuyện vui nào đó trong lớp. Nên nhớ, việc này chỉ nên làm trước việc khuyên bảo, làm sau có thể sẽ rất phản tác dụng. Khi người ta đang cần lời khuyên mà bạn cứ nói những chuyện đâu đâu cốt để người ta vui thì thất bại thảm hại rồi đấy
Tuyệt đối tránh nhắc về tình cảm hay thể hiện sự yêu thương vào lúc này. Người ta không có tâm trạng đâu. Thậm chí người ta còn có thể suy nghĩ tiêu cực rằng, chính bạn là nguyên nhân khiến người ta gặp rắc rối đấy! Chỉ nên chia sẻ kiểu như một người bạn thân đích thực mà thôi
Khi mọi chuyện đã được giải quyết xong
Khi người ta đã cảm thấy ổn, dám chắc một điều rằng người ta cực kì biết ơn bạn, và xem bạn là một người yêu tốt. Khi ấy, chỉ cần mỉm cười và nói ra những lời chân thành từ tận đáy lòng: “Thật sự lúc cậu gặp khó khăn, tớ lo như chính tớ ở trong trường hợp ấy vậy. Nhưng rồi tớ thấy nếu lo buồn mãi thì làm sao giúp cậu được? Nên tớ đã dẹp hết những cảm xúc cá nhân của riêng mình để giúp cậu hết sức có thể. Bây giờ cậu đã vượt qua được, tớ lại hạnh phúc gấp đôi”. Đảm bảo người ấy sẽ cảm động đến phát khóc ấy chứ!
Nếu bạn là một người tinh tế, thì việc động viên người yêu mỗi lúc người ta gặp khó khăn sẽ giúp củng cố niềm tin ở cả hai và khiến tình cảm ngày một vững chắc. Ngược lại, nếu bạn hời hợt, người ấy có thể chỉ muốn chia sẻ với bạn bè hoặc người lạ, điều đó sẽ làm bạn cảm thấy không vui đâu. Vì vậy, động viên cũng cần phải học, bạn nhé!
(Theo_MTO)[img][/img][url][/url][img][/img] [url][/url][img][/img] [img][/img]