Diễn Đàn Vân Đồn

Nơi giao lưu, kết bạn và cùng nhau thể hiện cá tính

Tự động đăng nhập lần sau

Bài gửi sau cùng

»Máy đo độ đụcvuonghoang2388 Tue 17 Nov 2015, 14:39
»Dưỡng đo, căn lá giá rẻvuonghoang2388 Sun 15 Nov 2015, 14:31
»Máy dò kim loại cầm tayvuonghoang2388 Thu 12 Nov 2015, 14:43
»Phụ kiện cửa kính phù hợp để lắp đặt cửa đẩyduancuacuon Tue 10 Nov 2015, 16:51
»Bút camera, camera bút, camera ngụy trangvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:40
»Máy hiệu chuẩn âm thanh, thiết bị hiệu chuẩn âm thanhvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:37
»Những thông số quan trọng của bản lề sàn ADLER A- 2000duancuacuon Fri 30 Oct 2015, 10:30
»Sửa khóa cửa cường lực ở đâu Hà Nội tốt nhất?duancuacuon Thu 29 Oct 2015, 15:11
»Bản lề sàn Newstar Hs-233Zduancuacuon Wed 28 Oct 2015, 14:35
»Nhận cung cấp phụ kiện VVP số lượng lớnduancuacuon Tue 27 Oct 2015, 18:28

Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Thành viên cấp 1

[TP]HoàiNam

[TP]HoàiNam
Thành viên cấp 1
BÀI I : KHÁI NIỆM VỀ CA HÁT


I. NHẬN XÉT CHUNG

. Ca hát là bộ môn nghệ thuật phối hợp giữa ngôn ngữ và âm nhạc, gọi là thanh nhạc, nó khác với khí nhạc là loại âm nhạc viết riêng cho nhạc cụ diễn tấu. Ai trong chúng ta cũng đã từng hát, hoặc ít nhất cũng đã từng nghe người khác hát. Một người hát goi là đơn ca, hai ba người hát gọi là song ca, tam ca ... nhiều người cùng hát một lời ca, một giai điệu là đồng ca. Còn nếu hát theo nhiều bè, nhiều giai điệu khác nhau gọi là hợp ca (Hợp xướng).

2. Chắc tiếng hát đã có rất sớm cùng với tiếng nói của con người phát xuất từ tôn giáo, lao động và giải trí. Nhưng nguồn gốc sâu xa nhất của tiếng hát là do nhu cầu muốn diễn đạt tình ý của mình một cách có hiệu quả hơn trên tâm hồn người nghe : con người lúc đầu chủ yếu dùng ngôn ngữ để thông đạt cho nhau những ý nghĩ, tình cảm của mình. Dần dà con người tìm cách diễn đạt tình ý một cách khéo léo hơn, tài tình hơn, tức là có nghệ thuật hhơn qua các bài văn, bài thơ. Và yếu tố âm nhạc, tiềm ẩn trong câu nói, trong cầu thơ, đá càng ngày càng rõ rệt hơn trong các kiểu nói diễn cảm, các bài đọc trang trọng (như đọc diễn văn), các câu rao hàng, câu ngâm thơ. Nó xuất hiện rõ nét trong các câu hò nhất là trong các bài hát nhằm tăng sức diễn cảm tối đa cho lời nói. Thanh nhạc đã ra đời dựa trên ngôn ngữ của từng dân tộc, và nó càng ngày càng được nâng cao cùng với các bộ môn nghệ thuật khác như văn thơ, hội hoạ, sân khấu, vũ nhạc ... Do đó mỗi dân tộc ít nhiều đều có những kinh nghiệm thanh nhạc riêng mình. Vấn đề hiện này của người học thanh nhạc là làm sao học được kinh nghiệm hay của các dân tộc khác mà không bỏ mất kinh nghiệm quý báu của cha ông để lại.

3. Tiếng hát, chính là tiếng nói được khuyếch đại, được thổi phồng lên về mặt hình thức (thanh điệu của ngôn ngữ) cũng như về mặt nội dung (ý nghĩa của ngôn ngữ), nhằm đánh động tâm hồn người nghe. Muốn đánh động tâm hồn kẻ khác, thì tiếng hát trước hết phải xuất phát từ tâm hồn người sáng tác, người diễn tấu, và như vậy ta mới thấy “Tiếng hát thực sự là tiếng nói của tâm hồn”, như người ta thường nói. Muốn đạt đến cái hay, cái đẹp trong ca hát, bất cứ người diễn tấu nào, người ca sĩ nào, người ca viên nào cũng phải tìm cho ra cái hồn của bài hát, rồi truyền đạt nó đến tại người nghe bằng một giọng hát điêu luyện nhất.

II. ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA GIỌNG HÁT VÀ NHẠC KHÍ

1. Giọng hát của con người được coi như một “Nhạc khí sống” quý báu, không nhạc khí nào sáng bằng, vì ngoài những âm thanh cao thấp, dài ngắn, mạnh nhẹ, trong đục, giọng người còn có khả năng phát ra lời, ra tiếng : Chính nhờ ngôn ngữ mà tiếng hát có sức biểu hiện lớn lao, có khả năng diễn đạt tình ý cách hữu hiệu, có tính giáo dục cao về nhiều phương diện. Ngôn ngữ làm cho âm nhạc được cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, nên dễ đi sâu vào mọi tầng lớp xã hội. Thanh nhạc nhờ đó mà trở thành bộ môn nghệ thuật có tính đại chúng cao nhất.

Ngoài ra giọng hát con người còn có thuận lợi là bất kỳ lúc nào và nơi nào cũng có thể dùng đến được : Ai cũng có “Nhạc khí sống” và hầu như ai cũng hơn kém sử dụng nó một cách dễ dàng : Đơn ca, tốp ca, đồng ca hay hợp ca, tất cả đều ở trong tầm tay của mọi người.

2. Tuy có những điều thuận lợi trổi vượt như thế nhưng so với các nhạc khí khác, giọng hát cũng có những giới hạn khiêm tốn của nó.

a) Âm vực giọng hát giới hạn hơn rất nhiều nhạc khí : giọng hát con người, cả nam lẫn nữ nối lại, cũng chỉ hát được khoảng 4 bát độ (gọi là bốn bát độ hợp ca).
Thanh Nhạc - Lý Thuyết Toàn Tập Luyen_3
b) Giọng hát dễ bị ảnh hưởng bởi mọi diễn biến tâm sinh lý của người hát (lo sợ, bệnh tật, thời tiết ...)

c) Ngoài những quy luật chung về âm thanh, về kỹ thuật âm nhạc, về thẩm mỹ ... giọng hát còn bị chi phối bởi quy luật về ngôn ngữ và về phong cách diễn xướng của từng dân tộc. Do vậy phương pháp ca hát bao giờ cũng gồm 2 mặt : Một là học kỹ thuật thanh nhạc qua các bài luyện thanh : hai là học cách xử lý ngôn ngữ riêng cho từng dân tộc.
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LUYỆN TẬP THANH NHẠC

. Khi hát, chúng ta khai thác các tính chất của âm thanh một cách đậm nét hơn là khi nói. Nên muốn hát cho tốt, cần phải tập luyện kỹ hơn là khi nói bình thường. Vậy chúng ta sẽ phải tập luyện gì ? Đối với các ca viên trong ban hợp ca, chúng ta không thể đòi hỏi họ luyện tập được như các ca sĩ chuyên nghiệp. Và dù nếu có thì cũng không nên để họ hát tự do theo lối hát mà họ hấp thụ được nếu nó không hoà giọng với toàn ban hợp ca. Đàng khác có những điểm trong lối hát ca kịch Tây phương (opéra) xem ra không đẹp và không phù hợp với tâm hồn người Việt Nam.

Trong lá thư đề ngày 6 tháng 3 năm 1987 từ hải ngoại gửi về cho học trò tại quê hương, nhạc sư Hải Linh đã căn dặn :

“Về phát âm cho ca đoàn : Tôi nghiêng về phía tiếng “naturelle” (giọng tự nhiên) hơn là (Voix travaillée” (giọng tập luyện) dành cho ca sĩ, theo quan niệm Tây phương. Họ quan niệm “Vibrato” (rung) bất cứ nốt nào ... còn nhạc Á đông, tuỳ hơi, tuỳ chỗ mới rung ... Lịch sử Hy-lạp và Á đông ưa nghe tiếng naturelle hơn travaillée. Thánh Ambroise tập hát cho dân chúng Milan theo naturelle. Mgr. (ĐGM) Hồ Ngọc Cẩn ra luật “Người Nam đừng hát giọng Tây”, phải tiếng hát “tự nhiên” cũng là vậy ... Nói thể để anh em nghĩ và tham bán chương trình thanh nhạc cho ca trưởng sao cho vừa cân, vừa lạng.”

Theo tinh thần đó, chúng ta sẽ chỉ học những kỹ thuật thanh nhạc nào phù hợp để không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của giọng người. Cụ thể là học về kỹ thuật hơi thở, về khẩu bình, về dội âm (cộng minh) ... để cho giọng hát đầy dặn, có năng lực, phô diễn được những câu nhạc dài ngắn, mạnh nhẹ, bổng trầm khác nhau một cách nhuẫn nhuyễn, dần dần thù đắc được một giọng hát khả quan hơn, mà lý tưởng hướng tới là một giọng hát đẹp tự nhiên và thoải mái, không bị các cố tật làm giảm thiểu sức truyền cảm của giọng hát.

2. Ngoài ra, chúng ta còn phải học xử lý ngôn ngữ làm sao cho tiếng hát luôn luôn rõ lời. Khi hát ngôn ngữ nào thì phải xử lý tiếng hát theo ngôn ngữ đó, không có mẫu chung cho mọi ngôn ngữ. Nhất là đối với ngôn ngữ Việt Nam, đơn vận đa thanh, các vần đóng nhiều hơn các vần mở, thì vấn đề rõ lời mà vẫn đẹp tiếng, vẫn ngân vang, quả là nhiều khi khó dung hoà. Vì thế người sáng tác cũng như người ca viên cần nắm vững các đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc, các đòi hỏi của nó, cũng như kinh nghiệm của tiền nhân trong quá khứ để xử lý ngôn ngữ dân tộc một cách xứng hợp với bản sắc riêng của dân tộc mình. Nếu không học, không biết, thì nhiều khi chúng ta dễ lầm lẫn, dẫn đến chỗ vọng ngoại, bắt chước người khác một cách máy móc, nếu không nói là nô lệ, làm cho tiếng hát dân tộc mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nó.
THỰC TẬP

Sau mỗi bài lý thuyết, sẽ có một số điểm thực hành. Không thể học hết lý thuyết rồi mới học thực hành, nên có những điểm thực tập trước rồi mới giải thích rõ ràng hơn ở những bài sau.

1. Tập lấy hơi :

a) Khẩu hình hé mở để lấy hơi vừa bằng mũi vừa bằng miệng.

b) Lấy hơi sâu vào tận đáy phổi bằng cách hạ hoành cách mô xuống, làm cho bụng và sườn căng ra.

c) Đồng thời trương lồng ngực mà vẫn căng bụng để hơi tiếp tục vào đầy cả phần trên của hai lá phổi (xem hình 3).

d) Nén hơi trong giây lát.

đ) Rồi thở ra từ từ bằng miệng, điều chế làn hơi sao cho đều.

2. Tập xì

a) Khẩu hình mở theo âm “i” để lấy hơi như trên.

b) Lấy hơi nhanh vào sâu tận đáy phổi (hạ hoành cách mô, bụng hơi căng).

c) Và trương lồng ngực để hơi tiếp tục vào phần trên của hai lá phổi.

d) Nén hơi trong giây lát.

đ) Xì hơi ra từ từ nhẹ nhàng, bằng cách đặt đầu lưỡi đụng giữa hai hàm răng khít. Điều chế làn hơi ra thật đều với tiếng xì nhẹ nhẹ từ 30 giây trở lên. Khi thấy gần hết hơi, thì xì thật mạnh một cái cuối cùng bằng cách ép bụng vào để đẩy hơi ra cho mạnh.

3. Tập mẫu luyện thanh
Thanh Nhạc - Lý Thuyết Toàn Tập Luyen_4
Yêu cầu của mẫu 1 (lúc đầu tập các âm hàng a), còn hàng b), c) để tăng cường nếu có thì giờ).

1) Tập lấy hơi 1 phách theo khẩu hình ô - nén hơi.

2) Tập chữ M móc nối với chữ ô cho rõ ràng mà mềm mại.

3) Tập khẩu hình âm A, tập cuống lưỡi khi đọc âm Ngô, Nga.

Lưu ý : Khi đọc chữ Ngô, chữ Nga chỉ có cuống lưỡi làm việc, tuyệt đối không để cho hàm dưới nâng lên hạ xuống.

4) Hát đều tiếng, rõ từng âm, chưa cần để ý đến cường độ. Hát lên dần rồi xuống dần từng nửa cung, trong âm khu trung bình của từng loại giọng

Thích K.thích
Message reputation : 100% (1 vote)
Thành viên cấp 1

[TP]HoàiNam

[TP]HoàiNam
Thành viên cấp 1
BÀI II: BỘ MÁY PHÁT ÂM


Tiếng hát cũng như tiếng nói, được tạo ra do hoạt động phối hợp rất chặt chẽ và đồng bộ của nhiều bộ phận khác nhau làm thành bộ máy phát âm. Các bộ phận chính yếu của bộ máy phát âm gồm :

I. BỘ PHẬN CUNG CẤP LÀN HƠI :
Thanh Nhạc - Lý Thuyết Toàn Tập Luyen_5
1. Phổi gồm những tế bào xốp, có độ co giãn lớn, tạo thành bỡi những túi nhỏ, các túi này giãn ra để chứa đầy không khí, và co lại để đẩy không khí ra ngoài bằng các phế quản. Các phế quản này đều thông vào khí quản, trông giống như những rễ cây bám vào gốc cây .

Sự co giãn chủ động của phổi là do sự hỗ trợ tích cực của lồng ngực và hoành cách mô cùng các cơ bụng : Hoành cách mô hạ xuống, lồng ngực trương ra, làm cho phổi giãn ra tăng thêm thể tích, tạo khoảng trống cho không khí ở bên ngoài vào. Hoành cách mô nâng lên, bụng hơi hóp vào, lồng ngực buông lỏng xuống, làm cho phổi thu nhỏ lại, đẩy không khí ra ngoài (hình 2).
Thanh Nhạc - Lý Thuyết Toàn Tập Luyen_6
[img]. Chúng ta có thể ví hai lá phổi như một cái bễ, cung cấp dưỡng khí cho cơ thể và thải thán khí ra ngoài. Mỗi lần thở bình thường, ta hít vào nửa lít không khí. Mỗi phút, ta thở khoảng 15 lần và 15 lít máu được đổi mới. Khi làn hơi từ phổi được đẩy ra ngoài, nếu tác động đúng cách lên thanh đới (dây tiếng), thì sẽ phát ra âm thanh. Chất lượng của âm thanh phát ra, một phần lớn phụ thuộc vào làn hơi từ phổi đưa lên tác động vào thanh đới. Cần phải tập luyện hơi thở sao cho đầy đặn, và điều chế làn hơi sao cho nhuần nhuyễn phù hợp với nhu cầu trong ca hát.
II. BÔ PHẬN PHÁT THANH
(Chỉ mới phát ra âm thanh chứ chưa phát ra tiếng, ra lời) gồm 2 thanh đới nằm trong thanh quản (hình 3a)

Thanh Nhạc - Lý Thuyết Toàn Tập Luyen_7
1. Thanh quản là một ống nối tiếp với khí quản. Phần giữa thanh quản thắt lại như cổ chai. Chỗ thắt lại này là do các dây cơ và sụn chắn ngang hai bên tạo nên thanh đới. Thanh đới là bộ phận chủ yếu tạo ra âm thánh : Do áp lực của làn hơi từ phổi đưa lên, thanh đới, với những độ căng khác nhau và hình dạng khác nhau, mở ra và đóng lại nhanh chậm khác nhau, cắt làn hơi thành những sóng âm có tần số khác nhau, tạo thành những âm thanh có cao độ khác nhau[1]: Thanh đới mỏng/ngắn mở đóng nhanh hơn thanh đới dày/dài(thanh đới ở phụ nữ và trẻ em ngắn và mỏng hơn ở đàn ông, nên giọng nữ và trẻ em cao hơn giọng đàn ông một bát độ). Thanh đới mỏng hơn khi được căng ra, hoặc thanh đới không mở đóng toàn phần, mà chỉ mở đóng trên một phần nào đó của mình, làm cho phần thanh đới tham gia cắt làn hơi ngắn đi, và như vậy tạo được những âm thanh cao. Độ căng,hình dạng, kích thước của thanh đới không chỉ ảnh hưởng đến cao độ, mà cả âm sắc nữa. Còn cường độ âm thanh là do sức mạnh của làn hơi đưa lên

Như vậy âm thanh phát ra phù hợp hay không là do sự phối họp nhuần nhuyễn giữa làn hơi và các cơ điều khiển thanh đới. Do đó, cần bảo vệ thanh đới cho lành mạnh.
Thanh Nhạc - Lý Thuyết Toàn Tập Luyen_8
2. Biện pháp bảo vệ thanh đới tốt nhất là hát cho đúng cách, nghĩa là hát làm sao để cho mọi hoạt động khác hỗ trợ cho thanh đới đều phải phù hợp, không bao giờ hát quá sức, tức là hát quá lớn và quá cao. Hát quá lớn như gào thét, có thể dẫn đến chỗ “mất tiếng” do thanh đới bị tổn thương không có khả năng làm việc linh hoạt theo yêu cầu của nghệ thuật ca hát. Hát quá cao không phù hợp với loại giọng của mình, làm cho thanh đới căng ra quá mức, nếu kéo dài và phối hợp với hát lớn, cũng gây tổn thương đến thanh đới.

III. BỘ PHẬN TRUYỀN TĂNG ÂM

Gồm chủ yếu là cuống họng (yết hầu) thông với đường miệng hoặc đường mũi.

1. Các chấn động âm thanh do thanh đới tạo ra, được bộ phận truyền âm gom lại và dẫn ra ngoài theo hai hướng miệng hoặc mũi. Cuống họng và miệng không những truyền âm, mà còn góp phần khá quan trọng vào việc tăng âm (đóng vai trò như một hộp cộng hưởng).

2. Cuống họng được bao bọc bởi một hệ thống niêm mạc, dễ bị kích thích, do đó cần phải giữ gìn để cuống họng không bị viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến giọng hát (tránh dùng rượu, cà phề, thuốc lá và thức ăn thức uống quá nóng, quá lạnh, quá cay ...)

IV. BỘ PHẬN PHÁT ÂM (nhả chữ)

Là miệng với các hoạt động của môi, răng, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm (hàm ếch mềm, cúa mềm, ngạc mềm,). Chúng ta nhận ra được lời ca, tiếng hát với ý nghĩa của nó, là nhờ vào hoạt động của các cơ năng trên. Khi nói đến khẩu hình là nói đến hình thể, hình dáng, cả bên ngoài lẫn bên trong của miệng do hoạt động phối hợp của môi, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm tạo ra khi phát âm. Mở khẩu hình không đúng cách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng âm thanh, mà nhất là ảnh hưởng đến việc rõ lời, là một yêu cầu cơ bản trong thanh nhạc.

V. BỘ PHẬN DỘI ÂM

Gồm tất cả các khoảng trống trong thân thể, chủ yếu là các khoảng trống trên đầu, trên mặt, gọi là xoang cộng minh (cộng hưởng). Ngoài khoang họng và khoang miệng vừa tăng âm vừa dội âm, thì các xoang mũi, xoang vòm mặt, xoang trán v.v... chủ yếu có tính cách dội âm, tức là làm cho âm thanh được cộng hưởng, âm vang đầy đặn, giàu âm sắc nhờ các bội âm (hoạ âm) mà chúng tạo ra. Vì thế, khi hát cần phải phóng âm thanh lên phía trước (tiếng Pháp gọi là chanter en avant) để tạo được vị trí dội âm trước mặt. Vị trí trước mặt mà làn hơi phải hướng tới không giống nhau đối với mọi người. Mỗi người sẽ tìm từng vị trí cho từng cao độ, nhưng nói chung chúng nằm khoảng giữa hàm trên và trán (ngay cả khi nói, nếu ta biết nói âm thanh ra phía trước, thì họng ta sẽ đỡ mệt và tiếng nói ta vẫn rõ ràng mà không tốn sức) (hình 4).
Thanh Nhạc - Lý Thuyết Toàn Tập Luyen_9
1. Tập thổi bụi :

Cách chuẩn bị giống như tập xì : Sau khi nén hơi, thì môi chúm lại và cho hơi ra giống như ta thổi bụi trên bàn.

Chú ý : thổi hơi ra thật nhẹ nhàng và đều đặn, dùng bàn tay, đặt cách miệng một gang, để kiểm tra xem làn hơi ra có đều không. Làn hơi ra cho cảm giác mát ở tay. Lấy hơi một lần có thể “thổi bụi” trên 45 giây, nếu được càng lâu càng tốt.

Khi đã quen với thổi bụi đều đặn, nhẹ nhàng thì sẽ tập “thổi giấy”, cầm tờ giấy cách xa miệng 20 - 30 cm và thổi vào một góc giấy, gắng điều chế làn hơi sao cho tờ giấy luôn luôn giữ một vị trí cố định nào đó. Lúc đầu thổi nhẹ, càng ngày càng tập để thổi cho tờ giấy nâng cao góc hơn.

2. Tập mẫu luyện thanh 2 và 3

Mẫu 2

Thanh Nhạc - Lý Thuyết Toàn Tập Luyen_10
* Các yêu cầu 1, 2, 3 : giống như ở mẫu 1 (trang 4)

* Yêu cầu 4 : Hát chữ Ngô, chữ Nga liền giọng hơn và vươn tiếng bằng cách hơi ép bụng ở đầu chữ Ngô, Nga.

Mẫu 3
Thanh Nhạc - Lý Thuyết Toàn Tập Luyen_11
Các yêu cầu 1, 2, 3 : giống như mẫu 1

* Yêu cầu 4 : Hát liền tiếng cả câu + nhấn tiếng ở phách thứ 3 và 6 bằng cách ép bụng đột ngột


CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Bộ phát âm gồm những bộ phận chính nào ? Bộ phận cung cấp làn hơi hoạt động ra sao ?

2. Bộ phận phát thanh và bộ phận phát âm hoạt động như thế nào ?

3. Tăng âm và dội âm khác nhau ở điểm nào ?

4. Vai trò quan trọng của miệng trong bộ máy phát âm như thế nào ?

*******************

Xem Richard Alderson,Complete Handbook of Voice Training, Parker Publishing Company, Inc., New York, 1979 tr.62

http://www.catruong.com/

Thành viên cấp 5

Mr.TuanCavalli

Mr.TuanCavalli
Thành viên cấp 5
thui thui ........ cho em xin . đọc còn phải đánh vần đây , mấy cái nè thì học hành j chứ !.............. thể loại này hok phù hợp với mình

Thành viên cấp 0

bom_vd

bom_vd
Thành viên cấp 0
ChắC Xyn Dc ở ChỖ Ma^Y' Ong Dạy NhaC RoY` Up LêN ĐâY Ha? ChắC Đã BiẾt j...... :-P

Thành viên cao cấp

[CGB] ♥ |Híp - Lady|

[CGB] ♥ |Híp - Lady|
Thành viên cao cấp
vA^t' ngaY mấY cÁi nàY =))

Thành viên cấp 0

shady_son

shady_son
Thành viên cấp 0
zai này hok bjk copy ở đâu đây ha ;))

http://shadyson.tk/
Thành viên cấp 5

[CGB] ♥ | Mr.Bi |

[CGB] ♥ | Mr.Bi |
Thành viên cấp 5
khó hiểu quá. không muốn đọc

Thành viên cấp 3

Tung.Skater.[V]I[P]

Tung.Skater.[V]I[P]
Thành viên cấp 3
riêng cái này mình chả bik
chỉ bik thu âm và hét vào mix rồi mix....:))

https://facebook.com/tungskater
Thành viên cấp 4

-‘๑’- Fuck Mah Life

-‘๑’- Fuck Mah Life
Thành viên cấp 4
=)) =)) vÌ Âm nhẠk .. tA cÓa thỂ lÀm tẤt kẢ =))
kÔg mỆt Àk ;)) kOn ngưỜi yÊu Âm nhẠk . Smile_18
mẤy kÁi nÀy .chẢ hỉU rỲ kẢ ;))

Thành viên cấp 1

nguyenhaiminh060890

nguyenhaiminh060890
Thành viên cấp 1
khá mệt đây!

Sponsored content


Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết