Diễn Đàn Vân Đồn

Nơi giao lưu, kết bạn và cùng nhau thể hiện cá tính

Tự động đăng nhập lần sau

Bài gửi sau cùng

»Máy đo độ đụcvuonghoang2388 Tue 17 Nov 2015, 14:39
»Dưỡng đo, căn lá giá rẻvuonghoang2388 Sun 15 Nov 2015, 14:31
»Máy dò kim loại cầm tayvuonghoang2388 Thu 12 Nov 2015, 14:43
»Phụ kiện cửa kính phù hợp để lắp đặt cửa đẩyduancuacuon Tue 10 Nov 2015, 16:51
»Bút camera, camera bút, camera ngụy trangvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:40
»Máy hiệu chuẩn âm thanh, thiết bị hiệu chuẩn âm thanhvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:37
»Những thông số quan trọng của bản lề sàn ADLER A- 2000duancuacuon Fri 30 Oct 2015, 10:30
»Sửa khóa cửa cường lực ở đâu Hà Nội tốt nhất?duancuacuon Thu 29 Oct 2015, 15:11
»Bản lề sàn Newstar Hs-233Zduancuacuon Wed 28 Oct 2015, 14:35
»Nhận cung cấp phụ kiện VVP số lượng lớnduancuacuon Tue 27 Oct 2015, 18:28

Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

1amazon kêu cứu Empty amazon kêu cứu Sat 05 Dec 2009, 15:31

Thành viên cấp 2

lovely

lovely
Thành viên cấp 2
Lưu vực Amazon rộng 7 triệu km², trong đó rừng chiếm 5,5 triệu km² , nằm trong 9 quốc gia: Brazil, Colombia, Peru, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và Guiana thuộc Pháp. Rừng Amazon chiếm hơn 50% diện tích rừng thế giới, giàu tài nguyên thực vật và các loài động vật quý hiếm, được xem là khu bảo tồn thiên nhiên của thế giới.

Rừng Amazon chiếm gần 60% lãnh thổ Brazil, trong đó nhiều khu vực là rừng nguyên sơ, chưa được khai thác. Rừng Amazon rộng lớn có khả năng hấp thu tới 90 tỷ tấn carbon, một lượng đủ để tăng tốc độ nóng của trái đất lên 50%. Tuy nhiên, do nông dân cần đất làm nông nghiệp, hàng chục ngàn hécta rừng ở đây bị tàn phá mỗi năm.



Ảnh: Aramndo Catunda/Agencia Estado


1. Loài chim có tên khoa học Chlorophanes spiza trong một khu vực được bảo vệ ở miền nam Brazil. Nạn phá rừng đã khiến diện tích khu vực này giảm 15% so với ban đầu. Lưu vực Amazon vẫn đang được bao phủ bởi các hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Đây được coi là khu dự trữ sinh quyển quan trọng nhất của trái đất.


Ảnh:Antonio Scorza/AFP


2. Amazon có diện tích khoảng 5 triệu km2, trải dài từ Brazil, Peru, Colombia, Venezuela đến Ecuador. Nạn phá rừng (chủ yếu do chăn nuôi, trồng trọt, thâm canh, cháy rừng, đô thị hoá...) là hiểm họa tàn phá khu vực này. Trên ảnh là một vệt rừng biến mất sau một vụ cháy tại một mỏ vàng cũ ở Brazil.


Ảnh: Araquem Alcantara/AFP.



3. Amazon không chỉ là lá phổi xanh của trái đất, nó còn cung cấp gần 12% dự trữ nước ngọt trên toàn cầu, một phần mười các loài động vật và hơn 40.000 loài thực vật.


Ảnh: Joedson Alves/AFP


4. Các nhà hoạt động của Tổ chức Hoà Bình Xanh tham gia biểu tình hôm 13/10/2009 trước Toà nhà Chính phủ tại Brasilia (Brazil), yêu cầu tổng thống nước này có những biện pháp nhằm kiểm soát sự thay đổi khí hậu, đặc biệt ở Amazon.


Ảnh: Paulo Santos/REUTERS


5. Một xưởng cưa bất hợp pháp. Các nhà chức trách của bang Para (Brazil) đã đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn việc khai thác gỗ trong rừng nhiệt đới Amazon. Cảnh sát và thanh tra chính phủ thường xuyên tiến hành các cuộc đột kích tại các trại, xưởng cưa xẻ gỗ.


Ảnh: Paimundo Pacco/REUTERS


6. Gần Belem (Brazil), nơi tổ chức Diễn đàn Xã hội thế giới ngày 27/1/2009, những người da đỏ biểu tình chống lại nạn phá rừng.


Ẩnh: Bruno Domingos/REUTERS


7. Những nhà hoạt động của tổ chức Hoà Bình Xanh Greenpeace phản đối nạn phá rừng. Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen diễn ra từ ngày 7-18/12 tại Đan Mạch sẽ đề cập tới các vấn đề chủ chốt như sự sống còn của Amazon.


Ảnh: Rickey Rogers/REUTERS




8. Bang Mato Grosso, một trong những bang có nạn tàn phá rừng nặng nề nhất. Chính phủ Brazil đã thống kê, năm 2004, bang Mato Grosso “đóng góp” 48% tổng mức phá rừng, khiến mỗi phút nơi đây mất đi một diện tích bằng 9 sân vận động bóng đá cộng lại.



Ảnh: Gregg Newton/REUTERS.




9. Năm 2005, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã công bố một kế hoạch nhằm ngăn chặn nạn phá rừng ở Amazon. Các nhà môi trường cáo buộc ông này đã xây dựng quá nhiều đập nước và đường giao thông, thay vì cố gắng giữ gìn lá phổi xanh của Trái đất.



Ảnh: L’Express


10. Amazon chỉ chứa một số lượng ít dầu, nhưng hàng ngàn km sông nơi đây là một nguồn quan trọng của thủy điện.




Ảnh: L’Express


11. Tháng 8 năm 2005, bang Mato Grosso (Brazil) xảy ra hoả hoạn... Các vụ hoả hoạn khiến hệ sinh thái của Amazon suy giảm nghiêm trọng.

2amazon kêu cứu Empty Re: amazon kêu cứu Sat 05 Dec 2009, 19:04

Thành viên cấp 2

hoahongden0690vdqn

hoahongden0690vdqn
Thành viên cấp 2
oy ! mỳnh ko bít gì về lĩnh vực này

http://vn.myblog.yahoo.com/emmuonanhlacuaem_26_9085

3amazon kêu cứu Empty Re: amazon kêu cứu Sat 05 Dec 2009, 19:11

Thành viên cấp 4

♥♥♥!Thư║Çòi!♥♥♥

♥♥♥!Thư║Çòi!♥♥♥
Thành viên cấp 4
thôi em u minh hạ còn bị cháy rụi rồi
trái đất nóng lên thì lên sao hỏa mà ở zay. kiki

nói thế thui chứ (em cũng kô biêt làm gi hơn vì cũng chỉ là dân thương thui ma)

ngon thì cho em sin tỷ đô em cúu cho hihi Smile_18

http://vandonstar.co.cc

Sponsored content


Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết