1 Đôi Nét Về Lịch Sử Huyện Đảo Vân Đồn Fri 20 Feb 2009, 23:21
_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
Thời Tiền sử và Sơ sử
Quảng Ninh có người ở từ rất sớm. Rất có thể người ở từ thời đồ đá cũ. Tháng 11 năm 1976, một kỹ sư địa chất đã phát hiện ở Tấn Mài, nay là xã Quảng Đức, huyện Hải Hà những hòn đá hình công cụ thô sơ thời tiền sử.
Tiếp đó nhiều nhà khảo cổ đã tìm thấy thêm nhiều hòn đá đáng nghiên cứu. Có ý kiến đoán định đây không những là một nơi cư trú cổ mà còn là một "xưởng chế tác" công cụ. Nhưng, bên cạnh đó, còn nhiều ý kiến băn khoăn vì chưa phát hiện được tầng văn hoá khảo cổ, rất có thể những hòn đá có hình công cụ đó chỉ là sản phẩm của quá trình va đập trong tự nhiên.
Nếu di chỉ đồ đá cũ còn chưa có kết luận cuối cùng thì hàng loạt di chỉ thời kỳ đồ đá mới được liên tiếp phát hiện đã khẳng định trên vùng đảo và ven biển Quảng Ninh đã có người thời tiền sử sinh sống ít nhất là từ gần một vạn năm trở lại đây.
Như vậy trên vùng đất Quảng Ninh, thời tiền sử và sơ sử đã nối tiếp có người ở và khẳng định đây là một trong những vùng đất cổ của Việt Nam. Sau nghề săn bắn, hái lượm, lớp người xưa ở đây đã xuống biển đánh bắt hải sản, rồi chuyển sang nền văn minh lúa nước, khai thác vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ với nghề trồng lúa và chăn nuôi.
Tư liệu nghiên cứu khảo cổ
Di chỉ hang Soi Nhụ thuộc huyện Vân Đồn, năm 1967 các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong khối vỏ ốc kết thành tầng dày đã hoá đá những mảnh sọ, răng người, xương chi lẫn với những mảnh gốm thô, non; bàn mài, rìu đá có vai và một xương chi bò rừng. Xếp những mảnh xương người cho thấy đây là di cốt của năm người: 2 nam, 3 nữ. Phân tích tuổi của các công cụ, đồ gốm, quá trình kết tầng hoá thạch lớp vỏ ốc, các nhà khảo cổ đều thống nhất cho rằng chủ nhân nơi này sống thời Trung kỳ đồ đá mới, cách ngày nay từ 5 - 6 nghìn năm đến trên dưới một vạn năm.
Gần đây có ý kiến đặt tên nền văn hoá khảo cổ này là văn hoá Soi Nhụ, cũng có ý kiến gọi là "văn hoá Tiền Hạ Long"
Nối tiếp văn hoá Soi Nhụ là nền văn hoá thời hậu kỳ đồ đá mới với hàng loạt di chỉ được các nhà khảo cổ Pháp và Thụy Điển phát hiện từ những năm 1938, 1939. Sau năm 1954, trên vùng vịnh Hạ Long và ven bờ, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện nhiều di chỉ tương tự. Gần đây đã phát hiện thêm nhiều hang động còn dấu tích cư trú của người tiền sử. Toàn bộ quá trình phát triển ở đây được các nhà khoa học đặt tên là "Nền văn hoá Hạ Long". Trong đó, các nhà khảo cổ lại chia ra làm hai giai đoạn sớm và muộn:
Giai đoạn sớm cách ngày nay chừng 5-6 nghìn năm, gồm các di chỉ tiêu biểu: Thoi Giếng, thôn Nam, Gò Mừng (xã Vạn Ninh), Gò Mả Tổ, Gò Bảo Quế (xã Hải Tiến), Gò Miếu Cả, Gò Quất Đông Nam (xã Hải Đông),... đều ở thị xã Móng Cái.
Giai đoạn muộn cách ngày nay chừng 3 - 4 nghìn năm, gồm các di chỉ tiêu biểu: Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn), Xích Thổ (xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ); Đồng Mang (phường Giếng Đáy), Giáp Khẩu (phường Hà Lầm), Cái Lân (phường Bãi Cháy), Cọc 8 (phường Hồng Hà) thuộc thành phố Hạ Long.
Đến thời đại kim khí, trước hết là đồ đồng, trên đất Quảng Ninh đã tìm ra nhiều chứng tích:
Trên núi Đầu Rằm (xã Hoàng Tân, Yên Hưng), năm 1998 phát hiện nhiều công cụ đồ đá tinh xảo, đồ gốm nung bền chắc và nhiều công cụ, binh khí bằng đồng: mũi tên, mũi dao đồng.
Trên đồi chè hợp tác xã Quảng Lễ, xã Quảng Chính, năm 1965 phát hiện một trống đồng thuộc loại 1 hệ trống đồng Đông Sơn trong văn hoá thời đại Hùng Vương.
Trên cánh đồng Cầu Nam thuộc xã Phương Nam, thị xã Uông Bí phát hiện 7 ngôi mộ thuyền (quan tài là một khúc gỗ lớn khoét rỗng). Trong mộ có nhiều hiện vật bằng đồng: giáo, khiên, thạp, rìu cùng vải thô, chiếu cói và một chiếc đục bằng sắt.
Quảng Ninh có người ở từ rất sớm. Rất có thể người ở từ thời đồ đá cũ. Tháng 11 năm 1976, một kỹ sư địa chất đã phát hiện ở Tấn Mài, nay là xã Quảng Đức, huyện Hải Hà những hòn đá hình công cụ thô sơ thời tiền sử.
Tiếp đó nhiều nhà khảo cổ đã tìm thấy thêm nhiều hòn đá đáng nghiên cứu. Có ý kiến đoán định đây không những là một nơi cư trú cổ mà còn là một "xưởng chế tác" công cụ. Nhưng, bên cạnh đó, còn nhiều ý kiến băn khoăn vì chưa phát hiện được tầng văn hoá khảo cổ, rất có thể những hòn đá có hình công cụ đó chỉ là sản phẩm của quá trình va đập trong tự nhiên.
Nếu di chỉ đồ đá cũ còn chưa có kết luận cuối cùng thì hàng loạt di chỉ thời kỳ đồ đá mới được liên tiếp phát hiện đã khẳng định trên vùng đảo và ven biển Quảng Ninh đã có người thời tiền sử sinh sống ít nhất là từ gần một vạn năm trở lại đây.
Như vậy trên vùng đất Quảng Ninh, thời tiền sử và sơ sử đã nối tiếp có người ở và khẳng định đây là một trong những vùng đất cổ của Việt Nam. Sau nghề săn bắn, hái lượm, lớp người xưa ở đây đã xuống biển đánh bắt hải sản, rồi chuyển sang nền văn minh lúa nước, khai thác vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ với nghề trồng lúa và chăn nuôi.
Tư liệu nghiên cứu khảo cổ
Di chỉ hang Soi Nhụ thuộc huyện Vân Đồn, năm 1967 các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong khối vỏ ốc kết thành tầng dày đã hoá đá những mảnh sọ, răng người, xương chi lẫn với những mảnh gốm thô, non; bàn mài, rìu đá có vai và một xương chi bò rừng. Xếp những mảnh xương người cho thấy đây là di cốt của năm người: 2 nam, 3 nữ. Phân tích tuổi của các công cụ, đồ gốm, quá trình kết tầng hoá thạch lớp vỏ ốc, các nhà khảo cổ đều thống nhất cho rằng chủ nhân nơi này sống thời Trung kỳ đồ đá mới, cách ngày nay từ 5 - 6 nghìn năm đến trên dưới một vạn năm.
Gần đây có ý kiến đặt tên nền văn hoá khảo cổ này là văn hoá Soi Nhụ, cũng có ý kiến gọi là "văn hoá Tiền Hạ Long"
Nối tiếp văn hoá Soi Nhụ là nền văn hoá thời hậu kỳ đồ đá mới với hàng loạt di chỉ được các nhà khảo cổ Pháp và Thụy Điển phát hiện từ những năm 1938, 1939. Sau năm 1954, trên vùng vịnh Hạ Long và ven bờ, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện nhiều di chỉ tương tự. Gần đây đã phát hiện thêm nhiều hang động còn dấu tích cư trú của người tiền sử. Toàn bộ quá trình phát triển ở đây được các nhà khoa học đặt tên là "Nền văn hoá Hạ Long". Trong đó, các nhà khảo cổ lại chia ra làm hai giai đoạn sớm và muộn:
Giai đoạn sớm cách ngày nay chừng 5-6 nghìn năm, gồm các di chỉ tiêu biểu: Thoi Giếng, thôn Nam, Gò Mừng (xã Vạn Ninh), Gò Mả Tổ, Gò Bảo Quế (xã Hải Tiến), Gò Miếu Cả, Gò Quất Đông Nam (xã Hải Đông),... đều ở thị xã Móng Cái.
Giai đoạn muộn cách ngày nay chừng 3 - 4 nghìn năm, gồm các di chỉ tiêu biểu: Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn), Xích Thổ (xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ); Đồng Mang (phường Giếng Đáy), Giáp Khẩu (phường Hà Lầm), Cái Lân (phường Bãi Cháy), Cọc 8 (phường Hồng Hà) thuộc thành phố Hạ Long.
Đến thời đại kim khí, trước hết là đồ đồng, trên đất Quảng Ninh đã tìm ra nhiều chứng tích:
Trên núi Đầu Rằm (xã Hoàng Tân, Yên Hưng), năm 1998 phát hiện nhiều công cụ đồ đá tinh xảo, đồ gốm nung bền chắc và nhiều công cụ, binh khí bằng đồng: mũi tên, mũi dao đồng.
Trên đồi chè hợp tác xã Quảng Lễ, xã Quảng Chính, năm 1965 phát hiện một trống đồng thuộc loại 1 hệ trống đồng Đông Sơn trong văn hoá thời đại Hùng Vương.
Trên cánh đồng Cầu Nam thuộc xã Phương Nam, thị xã Uông Bí phát hiện 7 ngôi mộ thuyền (quan tài là một khúc gỗ lớn khoét rỗng). Trong mộ có nhiều hiện vật bằng đồng: giáo, khiên, thạp, rìu cùng vải thô, chiếu cói và một chiếc đục bằng sắt.