°ღ-‘๑’-Bym†Bym-‘๑’-ღ°
Xem thêm
Khi Pháp bắt
đầu đổ quân xuống Điện Biên Phủ, Tướng Võ Nguyên Giáp biết rằng chỉ cần
ông cung cấp đủ pháo cho quân mình, lính Pháp có thể bị kết liễu ở đây.
>>
Cuộc đối đầu Điện Biên Phủ, sai lầm lớn nhất của Pháp (1)Laura Lam có bài viết riêng cho trang tiếng Anh của báo Điện
tử Dân trí về chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng của quân và dân Việt
Nam. Xin giới thiệu tiếp phần 2 bài viết với đề tựa “Những đường hầm và giao
thông hào”. (Bài viết tiếng Anh tại
đây)
Các
cụm cứ điểm của Pháp ở Điện Biên PhủKhi Pháp bắt đầu đổ quân xuống Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp biết
rằng chỉ cần ông cung cấp đủ pháo cho quân mình, lính Pháp có thể bị kết
liễu ở đây. Do Pháp phụ thuộc nặng nề vào hoạt động hỗ trợ đường không,
lính Pháp đang ở thế bất lợi nghiêm trọng.
Ngược lại với một thung lũng không gì che chắn, nơi mà Pháp hy vọng
thực hiện một cuộc chiến thông thường, những vùng núi và rừng xung quanh
rất lý tưởng cho Việt Minh che giấu vũ khí. Thách thức lớn nhất với
Việt Minh là làm thế nào để tay không chuyển những khẩu pháo nặng lên
đỉnh đồi, qua những vạt rừng mênh mông, qua những dãy núi và đến được
những địa điểm đã được ngụy trang trên những quả đồi bao vây quanh quân
Pháp. Quân Việt Nam đã hành động bí mật và gần như cả đêm. Nhưng băng
giá sẽ đổ xuống thung lũng khi hoàng hôn xuống, đặt ra một thách thức
nữa.
Vì những đường mòn rất hẹp, chỉ cần bánh xe trệch hướng một chút,
pháo sẽ rơi xuống khe núi sâu. Họ đã mở một đường mòn mới, ở những vũng
lầy sâu đến mắt cá chân. Với nỗ lực phi thường, kiên nhẫn và thầm lặng,
họ đã xây dựng lại những đường mòn và sau nhiều tuần, đã kéo pháo vào vị
trí chiến đấu. Để lên dốc, hàng trăm phụ nữ và nam giới đã gồng mình,
kéo những khẩu pháo nặng bằng dây thừng dài, từng chút từng chút một. Cả
đêm, họ có thể kéo được pháo đi từ 500 đến 1.000m. Mỗi lần Pháp nghi
ngờ có động tĩnh, chúng lại cho máy bay dội bom. Những đường giao thông
lại bị phá hủy. Nhiều người đã chết dưới làn bom đạn này.
Lúc này, dưới sự kinh ngạc của kẻ thù và cả một sự hy sinh lớn của
người mình, quân Việt Nam đã đưa được tất cả pháo vào những vị trí trên
đỉnh đồi bên phải, bao vây quân Pháp cùng những bãi đáp máy bay mà Pháp
hoàn toàn phụ thuộc.
Bản
đồ Điện Biên Phủ và Bắc Việt Nam
Tướng Giáp đã liên lạc với chỉ huy các tiểu đoàn từ một sở chỉ huy
rất đơn sơ ở khu rừng gần đó. Ông làm việc và sống bên trong căn lều nhỏ
ở dưới chân một quả đồi. Căn lều chỉ được trang bị một cái bàn gỗ, 2
chiếc ghế mây và một chiếc giường đệm cỏ khô. Hầu như tất cả thời gian
ông có mặt trên lều và chỉ xuống hầm khi có không kích. Trong khi đó, lực lượng Pháp dưới thung lũng có một phân khu trung
tâm, xung quanh là 8 cụm cứ điểm chính được lấy theo tên các tình nhân
của Đại tá Castrie (gồm Gabrielle, Beatrice, Anne-Marie, Huguette,
Claudine, Eliane, Dominique và Isabelle) cùng 49 cứ điểm phòng thủ. Phân
khu trung tâm Điện Biên Phủ gồm 5 quả đồi có rừng bao phủ và phía dưới
là cánh đồng Mường Thanh hình trái tim.
Cái khó cho phía Việt Nam là làm thế nào để tấn công phân khu trung
tâm và cứ điểm phía Nam qua một đồng bằng trống không trong tầm đạn
pháo hạng nặng và được bảo vệ bằng xe tăng. Họ chỉ có thể thành công
bằng cách sử dụng đường hầm và giao thông hào. Việc đào hầm và hào đã
được bắt đầu trong những tháng mùa Đông, chủ yếu là vào ban đêm. Có một
nữ dân công tham gia công việc này đã kể lại sự hy sinh của họ bằng
những vần thơ miêu tả công việc đào hầm trong đêm tối. Giữa cái lạnh cắt
da thịt, họ làm việc miệt mài, không mệt mỏi, chỉ có tiếng cuốc bổ và
đất rơi, nhưng đầy quyết tâm mà không mất đi một tâm hồn lãng mạn.
Trận chiến vĩ đại khai mào vào ngày 13/3/1954. Vài ngày trước đó, Đại
tá de Castries đề nghị tăng thêm 3 tiểu đoàn. Nhưng ông ta không biết
rằng Việt Minh đã hoàn thành đáng kể hệ thống đường hầm, và pháo hỏa lực
mạnh của họ giờ đã bao vây thung lũng cùng bãi đáp máy bay của Pháp.
Phía Việt Nam bắt đầu cuộc tấn công quyết định vào chiều cùng ngày, thời
điểm đủ muộn để khiến Pháp không thể cầu viện hàng không trước khi trời
tối.
Trung tướng Rene Cogny, một chỉ huy ba hoa của Navarre ở Hà Nội, đã
để lộ một số bí mật quân sự cho báo giới ở Paris, trong đó có cả việc
Pháp đã biết những nhất cử nhất động của quân Việt Minh. Ngay sau khi
biết tin này, Tướng Giáp đã đổi mật mã tín hiệu và một số chiến lược
quân sự.
Sáng 12/3, Cogny đến thăm Điện Biên Phủ lần cuối để đánh giá công tác
chuẩn bị. Ông ta nhìn thấy rất nhiều đường giao thông hào trước vị trí
của Pháp. Đứng trên một ngọn đồi, Cogny chứng kiến cuộc đột kích của
Pháp vào những đường hào của Việt Minh và thu giữ một số vũ khí. Nhưng
cuộc chiến này không phải là về những con hào. Nó là cuộc chiến của
những đường hầm, pháo hạng nặng, và sự cô lập của quân ngoại bang ở đất
nước của người Việt Nam.
Tiếp nối "truyền thống" của quân đội Pháp, một nhà chứa cơ động Pháp
đã được triển khai đến Điện Biên Phủ 2 tháng trước đó. Gái điếm được đưa
về các trại và đặt dưới sự chăm sóc của các sĩ quan quân y trong quân
đoàn lê dương Pháp. Những lính Pháp phấn kích đã tình nguyện đứng ra xây
dựng một khu nhà cho số gái điếm này ở. Nhưng chiến tranh tàn nhẫn và
rất ít binh sĩ Pháp trong các đơn vị chiến đấu có cơ hội thư giãn ở đây.
đầu đổ quân xuống Điện Biên Phủ, Tướng Võ Nguyên Giáp biết rằng chỉ cần
ông cung cấp đủ pháo cho quân mình, lính Pháp có thể bị kết liễu ở đây.
>>
Cuộc đối đầu Điện Biên Phủ, sai lầm lớn nhất của Pháp (1)Laura Lam có bài viết riêng cho trang tiếng Anh của báo Điện
tử Dân trí về chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng của quân và dân Việt
Nam. Xin giới thiệu tiếp phần 2 bài viết với đề tựa “Những đường hầm và giao
thông hào”. (Bài viết tiếng Anh tại
đây)
Các
cụm cứ điểm của Pháp ở Điện Biên PhủKhi Pháp bắt đầu đổ quân xuống Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp biết
rằng chỉ cần ông cung cấp đủ pháo cho quân mình, lính Pháp có thể bị kết
liễu ở đây. Do Pháp phụ thuộc nặng nề vào hoạt động hỗ trợ đường không,
lính Pháp đang ở thế bất lợi nghiêm trọng.
Ngược lại với một thung lũng không gì che chắn, nơi mà Pháp hy vọng
thực hiện một cuộc chiến thông thường, những vùng núi và rừng xung quanh
rất lý tưởng cho Việt Minh che giấu vũ khí. Thách thức lớn nhất với
Việt Minh là làm thế nào để tay không chuyển những khẩu pháo nặng lên
đỉnh đồi, qua những vạt rừng mênh mông, qua những dãy núi và đến được
những địa điểm đã được ngụy trang trên những quả đồi bao vây quanh quân
Pháp. Quân Việt Nam đã hành động bí mật và gần như cả đêm. Nhưng băng
giá sẽ đổ xuống thung lũng khi hoàng hôn xuống, đặt ra một thách thức
nữa.
Vì những đường mòn rất hẹp, chỉ cần bánh xe trệch hướng một chút,
pháo sẽ rơi xuống khe núi sâu. Họ đã mở một đường mòn mới, ở những vũng
lầy sâu đến mắt cá chân. Với nỗ lực phi thường, kiên nhẫn và thầm lặng,
họ đã xây dựng lại những đường mòn và sau nhiều tuần, đã kéo pháo vào vị
trí chiến đấu. Để lên dốc, hàng trăm phụ nữ và nam giới đã gồng mình,
kéo những khẩu pháo nặng bằng dây thừng dài, từng chút từng chút một. Cả
đêm, họ có thể kéo được pháo đi từ 500 đến 1.000m. Mỗi lần Pháp nghi
ngờ có động tĩnh, chúng lại cho máy bay dội bom. Những đường giao thông
lại bị phá hủy. Nhiều người đã chết dưới làn bom đạn này.
Lúc này, dưới sự kinh ngạc của kẻ thù và cả một sự hy sinh lớn của
người mình, quân Việt Nam đã đưa được tất cả pháo vào những vị trí trên
đỉnh đồi bên phải, bao vây quân Pháp cùng những bãi đáp máy bay mà Pháp
hoàn toàn phụ thuộc.
Bản
đồ Điện Biên Phủ và Bắc Việt Nam
Tướng Giáp đã liên lạc với chỉ huy các tiểu đoàn từ một sở chỉ huy
rất đơn sơ ở khu rừng gần đó. Ông làm việc và sống bên trong căn lều nhỏ
ở dưới chân một quả đồi. Căn lều chỉ được trang bị một cái bàn gỗ, 2
chiếc ghế mây và một chiếc giường đệm cỏ khô. Hầu như tất cả thời gian
ông có mặt trên lều và chỉ xuống hầm khi có không kích. Trong khi đó, lực lượng Pháp dưới thung lũng có một phân khu trung
tâm, xung quanh là 8 cụm cứ điểm chính được lấy theo tên các tình nhân
của Đại tá Castrie (gồm Gabrielle, Beatrice, Anne-Marie, Huguette,
Claudine, Eliane, Dominique và Isabelle) cùng 49 cứ điểm phòng thủ. Phân
khu trung tâm Điện Biên Phủ gồm 5 quả đồi có rừng bao phủ và phía dưới
là cánh đồng Mường Thanh hình trái tim.
Cái khó cho phía Việt Nam là làm thế nào để tấn công phân khu trung
tâm và cứ điểm phía Nam qua một đồng bằng trống không trong tầm đạn
pháo hạng nặng và được bảo vệ bằng xe tăng. Họ chỉ có thể thành công
bằng cách sử dụng đường hầm và giao thông hào. Việc đào hầm và hào đã
được bắt đầu trong những tháng mùa Đông, chủ yếu là vào ban đêm. Có một
nữ dân công tham gia công việc này đã kể lại sự hy sinh của họ bằng
những vần thơ miêu tả công việc đào hầm trong đêm tối. Giữa cái lạnh cắt
da thịt, họ làm việc miệt mài, không mệt mỏi, chỉ có tiếng cuốc bổ và
đất rơi, nhưng đầy quyết tâm mà không mất đi một tâm hồn lãng mạn.
Trận chiến vĩ đại khai mào vào ngày 13/3/1954. Vài ngày trước đó, Đại
tá de Castries đề nghị tăng thêm 3 tiểu đoàn. Nhưng ông ta không biết
rằng Việt Minh đã hoàn thành đáng kể hệ thống đường hầm, và pháo hỏa lực
mạnh của họ giờ đã bao vây thung lũng cùng bãi đáp máy bay của Pháp.
Phía Việt Nam bắt đầu cuộc tấn công quyết định vào chiều cùng ngày, thời
điểm đủ muộn để khiến Pháp không thể cầu viện hàng không trước khi trời
tối.
Trung tướng Rene Cogny, một chỉ huy ba hoa của Navarre ở Hà Nội, đã
để lộ một số bí mật quân sự cho báo giới ở Paris, trong đó có cả việc
Pháp đã biết những nhất cử nhất động của quân Việt Minh. Ngay sau khi
biết tin này, Tướng Giáp đã đổi mật mã tín hiệu và một số chiến lược
quân sự.
Sáng 12/3, Cogny đến thăm Điện Biên Phủ lần cuối để đánh giá công tác
chuẩn bị. Ông ta nhìn thấy rất nhiều đường giao thông hào trước vị trí
của Pháp. Đứng trên một ngọn đồi, Cogny chứng kiến cuộc đột kích của
Pháp vào những đường hào của Việt Minh và thu giữ một số vũ khí. Nhưng
cuộc chiến này không phải là về những con hào. Nó là cuộc chiến của
những đường hầm, pháo hạng nặng, và sự cô lập của quân ngoại bang ở đất
nước của người Việt Nam.
Tiếp nối "truyền thống" của quân đội Pháp, một nhà chứa cơ động Pháp
đã được triển khai đến Điện Biên Phủ 2 tháng trước đó. Gái điếm được đưa
về các trại và đặt dưới sự chăm sóc của các sĩ quan quân y trong quân
đoàn lê dương Pháp. Những lính Pháp phấn kích đã tình nguyện đứng ra xây
dựng một khu nhà cho số gái điếm này ở. Nhưng chiến tranh tàn nhẫn và
rất ít binh sĩ Pháp trong các đơn vị chiến đấu có cơ hội thư giãn ở đây.
No Comment.