°ღ-‘๑’-Bym†Bym-‘๑’-ღ°
Xem thêm
Chiều 7/5,
dưới trời mưa nặng hạt, Việt Minh đánh phá cụm cứ điểm Isabelle (ở Hồng
Cúm). Quân Pháp đóng tại Isabelle chỉ còn lại 6 trên tổng số 11 khẩu
pháo là có thể bắn trả lại. Ngoài ra, lính Pháp đối mặt với nguy cơ đói
khát.
Laura Lam có bài viết riêng cho trang tiếng Anh của báo Điện
tử Dân trí về chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng của quân và dân Việt
Nam. Xin giới thiệu tiếp phần 4 bài viết với đề tựa “Con voi giẫy chết”. (Xem bản tiếng Anh
tại đây)
Bất chấp những tổn thất nặng nề sau các cuộc không kích, sáng sớm
30/3, Việt Minh bắt đầu đợt tổng công kích thứ hai với một loạt cuộc tấn
công nhằm vào phân khu trung tâm Điện Biên Phủ – cuộc chiến trên 5 quả
đồi. Cứ điểm Dominique bên bờ
trái dòng Nậm Rốn nhanh chóng thất thủ. Một số đồn bốt trên những quả
đồi bên phía Đông của lòng chảo Điện Biên cũng rơi vào tay Việt Minh.
Hai đại đội Pháp bảo vệ Dominique đã kiệt sức đến mức lính phải cố trốn
sang bên kia con dốc để tìm nơi ẩn náu ở các vị trí còn có vẻ trụ được
hơn ở phía dưới. Họ bị coi là những những kẻ đào tẩu, chỉ huy của căn cứ
phía dưới không chứa chấp, và sau đó những binh sĩ này đã bị hỏa lực
của Việt Minh tiêu diệt.
Tại bệnh viện dã chiến, mỗi ngày, bác sĩ Grauwin tiếp nhận 750 binh
sĩ bị thương nặng và trong 3 ngày đêm liên tục, ông cùng các bác sĩ khác
không ngơi tay phẫu thuật.
Máy bay được ưu tiên để chuyển một lượng lớn máu và huyết tương cũng
như các thiết bị thay thế cho các máy chụp X quang. Tuy nhiên, do những
vấn đề như bảo quản lạnh và do hàng bị hỏng khi thả dù, những nhu cầu
khẩn cấp này không thể được đáp ứng.
Ngày 30/3, Tướng Navarre đặt chân đến Hà Nội để đánh giá tình hình.
Gió mùa bắt đầu về và thung lũng biến thành một vùng sình lầy. Các
phương tiện cấp cứu giờ đây gặp phải những khó khăn rất lớn trong việc
tiếp cận với bệnh viện của bác sĩ Grauwin để cấp cứu các trường hợp khẩn
cấp.
Tuần đầu tiên của tháng 4, quân đội Pháp biết các đường dây liên lạc
trên chiến trường đã dần bị cắt hết. Nhiều nơi không thể nhận được lệnh,
cảnh báo hay thông tin từ cấp trên. Họ rơi vào hoảng loạn. Việt Minh đã
kiểm soát thêm nhiều cứ điểm và căn cứ. Họ tiếp tục các cuộc tấn công
vào những bãi đáp của máy bay, và từ ngày 27/3, những bãi đáp này trở
nên vô dụng. Nỗ lực cuối cùng của Pháp vận chuyển những người bị thương
khỏi Điện Biên Phủ là vào sáng 28/3. Sáng đó, sau khi bốc 25 trường hợp
bị thương nặng, nhân viên kỹ thuật phát hiện máy bay bị hỏng. Một sĩ
quan chỉ huy ở Hà Nội gửi điện qua radio rằng ông ta sẽ bay đến để đón
phi hành đoàn vào tối hôm sau. Nhưng lời hứa này đã không thể thực hiện.
Việt Minh đã tiêu diệt tổng cộng 62 máy bay của Pháp và Mỹ tại Điện
Biên Phủ. Trung tuần tháng 4, Việt Minh giành chiến thắng hoàn toàn và
gọi những gì còn lại của cuộc đối đầu là “con voi đang chảy máu và chết
dần”. Giữa các đợt pháo yểm hộ, loa của Việt Minh bắt đầu phát thông
điệp cho quân Pháp dọc thung lũng, thuyết phục quân của tướng de
Castries đầu hàng.
Nhìn thấy rõ thất bại của Pháp, ngày 14/4, John Foster Dulles đã
trình các lãnh đạo trong Quốc hội đề xuất của ông dùng vũ khí nguyên tử
tiêu diệt Việt Minh tại Điện Biên Phủ. Đề xuất này đã được thảo luận
nghiêm túc, nhưng Lyndon Johnson, thủ lĩnh phe đa số trong Thượng viện
Mỹ, lập luận rằng vũ khí này sẽ quét sạch quân đội của cả hai phe. Vì
không thể tính được bao nhiêu đơn vị lính Pháp có thể sống sót trong một
cuộc tấn công bằng bom nguyên tử, kế hoạch này đã bị hủy bỏ.
Đại tá Christian de Castries đã được thăng lên cấp Chuẩn tướng ngày
16/4. Một số chỉ huy khác trên chiến trường này, trong đó có Trung tá
Langlais, cũng được thăng chức. Có lẽ đó là một quyết định chính trị.
Trong nhiều tuần, báo chí Paris đã ca ngợi binh sĩ Pháp vì hàng rào
phòng thủ anh hùng ở thuộc địa Viễn Đông của Pháp, trong khi dư luận
Pháp dõi theo mọi động thái ở Điện Biên Phủ với nỗi kinh sợ.
Sân bay ở Mường Thanh bị vô hiệu hóa, Pháp phải dùng dù thả quân vào
ban đêm còn thực phẩm và đạn dược vào ban ngày. Tuy nhiên, Pháp không
thể duy trì được các hoạt động tiếp tế. Gió mạnh khiến nhiều dù thả đồ
tiếp tế bay sang trận địa bao vây do phía Việt Nam kiểm soát. Quân Việt
Minh cũng dùng súng phòng không bắn hạ những dù này.
Vấn đề chính là việc cung cấp dù. Pháp không lường trước được rằng họ
cần tới 1.000 dù mỗi ngày – và mỗi chiếc chỉ dùng được một lần. Phía
Pháp hết dù cho quân tiếp viện vào ngày 27/3. Nhóm Cố vấn Hỗ trợ Quân sự
Mỹ (MAAG) ở Sài Gòn do Trung tướng O’ Daniel cầm đầu đã phải khẩn
trương tổ chức không vận 60.000 chiếc dù đến Điện Biên Phủ từ các căn cứ
ở Nhật Bản và Philippines, để đáp ứng yêu cầu của Pháp.
Ngày 1/5,Việt Minh phát động
cuộc tổng tấn công thứ ba với một loạt cuộc tấn công dữ dội, và một cuộc
tấn công ồ ạt bằng pháo nhằm vào các căn cứ ở phía Nam và phía Đông. Họ
đã chiếm giữ được cụm cứ điểm phía Đông, Eliane, trước đó là dưới sự
chỉ huy trực tiếp của tướng de Castries. Qua đường radio, Đại tá
Langlais yêu cầu Đại tá Sauvagnac khẩn trương tăng viện một đại đội lính
dù. Ông ta hy vọng chiếm lại được quả đồi phía Đông và bảo vệ được phân
khu trung tâm. Nhưng Sauvagnac đáp lại là không thể đáp ứng được yêu
cầu này. Đại tá Langlais hét lên tức giận và tuyệt vọng: “Chúng tôi vẫn
sẽ thắng trận này mà không cần ông và bất cần ông. Đây là thông điệp
cuối cùng của tôi và tôi sẽ không bao giờ nói với ông nữa”.
Ngày sau đó, tướng de Castries nhận được tin xác nhận là có 450 lính
dù được tiếp viện. Số lính này sẽ đến vào ngày 7/5, trực tiếp từ hai
trường huấn luyện lính dù ở Pháp.
Chiều cùng ngày, dưới trời mưa nặng hạt, Việt Minh đánh phá cụm cứ
điểm Isabelle (ở Hồng Cúm). Quân Pháp đóng tại Isabelle chỉ còn lại 6
trên tổng số 11 khẩu pháo là có thể bắn trả lại. Mưa tiếp tục như trút
và nguồn cung cấp từ máy bay bị chặn. Khẩu phần đồ hộp chỉ còn đủ trong 3
ngày. Lính Pháp đối mặt với nguy cơ đói khát.
dưới trời mưa nặng hạt, Việt Minh đánh phá cụm cứ điểm Isabelle (ở Hồng
Cúm). Quân Pháp đóng tại Isabelle chỉ còn lại 6 trên tổng số 11 khẩu
pháo là có thể bắn trả lại. Ngoài ra, lính Pháp đối mặt với nguy cơ đói
khát.
Laura Lam có bài viết riêng cho trang tiếng Anh của báo Điện
tử Dân trí về chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng của quân và dân Việt
Nam. Xin giới thiệu tiếp phần 4 bài viết với đề tựa “Con voi giẫy chết”. (Xem bản tiếng Anh
tại đây)
Bất chấp những tổn thất nặng nề sau các cuộc không kích, sáng sớm
30/3, Việt Minh bắt đầu đợt tổng công kích thứ hai với một loạt cuộc tấn
công nhằm vào phân khu trung tâm Điện Biên Phủ – cuộc chiến trên 5 quả
đồi. Cứ điểm Dominique bên bờ
trái dòng Nậm Rốn nhanh chóng thất thủ. Một số đồn bốt trên những quả
đồi bên phía Đông của lòng chảo Điện Biên cũng rơi vào tay Việt Minh.
Hai đại đội Pháp bảo vệ Dominique đã kiệt sức đến mức lính phải cố trốn
sang bên kia con dốc để tìm nơi ẩn náu ở các vị trí còn có vẻ trụ được
hơn ở phía dưới. Họ bị coi là những những kẻ đào tẩu, chỉ huy của căn cứ
phía dưới không chứa chấp, và sau đó những binh sĩ này đã bị hỏa lực
của Việt Minh tiêu diệt.
Tại bệnh viện dã chiến, mỗi ngày, bác sĩ Grauwin tiếp nhận 750 binh
sĩ bị thương nặng và trong 3 ngày đêm liên tục, ông cùng các bác sĩ khác
không ngơi tay phẫu thuật.
Pháp
thả dù ở Điện Biên Phủ
thả dù ở Điện Biên Phủ
Máy bay được ưu tiên để chuyển một lượng lớn máu và huyết tương cũng
như các thiết bị thay thế cho các máy chụp X quang. Tuy nhiên, do những
vấn đề như bảo quản lạnh và do hàng bị hỏng khi thả dù, những nhu cầu
khẩn cấp này không thể được đáp ứng.
Ngày 30/3, Tướng Navarre đặt chân đến Hà Nội để đánh giá tình hình.
Gió mùa bắt đầu về và thung lũng biến thành một vùng sình lầy. Các
phương tiện cấp cứu giờ đây gặp phải những khó khăn rất lớn trong việc
tiếp cận với bệnh viện của bác sĩ Grauwin để cấp cứu các trường hợp khẩn
cấp.
Tuần đầu tiên của tháng 4, quân đội Pháp biết các đường dây liên lạc
trên chiến trường đã dần bị cắt hết. Nhiều nơi không thể nhận được lệnh,
cảnh báo hay thông tin từ cấp trên. Họ rơi vào hoảng loạn. Việt Minh đã
kiểm soát thêm nhiều cứ điểm và căn cứ. Họ tiếp tục các cuộc tấn công
vào những bãi đáp của máy bay, và từ ngày 27/3, những bãi đáp này trở
nên vô dụng. Nỗ lực cuối cùng của Pháp vận chuyển những người bị thương
khỏi Điện Biên Phủ là vào sáng 28/3. Sáng đó, sau khi bốc 25 trường hợp
bị thương nặng, nhân viên kỹ thuật phát hiện máy bay bị hỏng. Một sĩ
quan chỉ huy ở Hà Nội gửi điện qua radio rằng ông ta sẽ bay đến để đón
phi hành đoàn vào tối hôm sau. Nhưng lời hứa này đã không thể thực hiện.
Việt Minh đã tiêu diệt tổng cộng 62 máy bay của Pháp và Mỹ tại Điện
Biên Phủ. Trung tuần tháng 4, Việt Minh giành chiến thắng hoàn toàn và
gọi những gì còn lại của cuộc đối đầu là “con voi đang chảy máu và chết
dần”. Giữa các đợt pháo yểm hộ, loa của Việt Minh bắt đầu phát thông
điệp cho quân Pháp dọc thung lũng, thuyết phục quân của tướng de
Castries đầu hàng.
Nhìn thấy rõ thất bại của Pháp, ngày 14/4, John Foster Dulles đã
trình các lãnh đạo trong Quốc hội đề xuất của ông dùng vũ khí nguyên tử
tiêu diệt Việt Minh tại Điện Biên Phủ. Đề xuất này đã được thảo luận
nghiêm túc, nhưng Lyndon Johnson, thủ lĩnh phe đa số trong Thượng viện
Mỹ, lập luận rằng vũ khí này sẽ quét sạch quân đội của cả hai phe. Vì
không thể tính được bao nhiêu đơn vị lính Pháp có thể sống sót trong một
cuộc tấn công bằng bom nguyên tử, kế hoạch này đã bị hủy bỏ.
Lính
dù Pháp tìm nơi an toàn ở Điện Biên Phủ
dù Pháp tìm nơi an toàn ở Điện Biên Phủ
Đại tá Christian de Castries đã được thăng lên cấp Chuẩn tướng ngày
16/4. Một số chỉ huy khác trên chiến trường này, trong đó có Trung tá
Langlais, cũng được thăng chức. Có lẽ đó là một quyết định chính trị.
Trong nhiều tuần, báo chí Paris đã ca ngợi binh sĩ Pháp vì hàng rào
phòng thủ anh hùng ở thuộc địa Viễn Đông của Pháp, trong khi dư luận
Pháp dõi theo mọi động thái ở Điện Biên Phủ với nỗi kinh sợ.
Sân bay ở Mường Thanh bị vô hiệu hóa, Pháp phải dùng dù thả quân vào
ban đêm còn thực phẩm và đạn dược vào ban ngày. Tuy nhiên, Pháp không
thể duy trì được các hoạt động tiếp tế. Gió mạnh khiến nhiều dù thả đồ
tiếp tế bay sang trận địa bao vây do phía Việt Nam kiểm soát. Quân Việt
Minh cũng dùng súng phòng không bắn hạ những dù này.
Vấn đề chính là việc cung cấp dù. Pháp không lường trước được rằng họ
cần tới 1.000 dù mỗi ngày – và mỗi chiếc chỉ dùng được một lần. Phía
Pháp hết dù cho quân tiếp viện vào ngày 27/3. Nhóm Cố vấn Hỗ trợ Quân sự
Mỹ (MAAG) ở Sài Gòn do Trung tướng O’ Daniel cầm đầu đã phải khẩn
trương tổ chức không vận 60.000 chiếc dù đến Điện Biên Phủ từ các căn cứ
ở Nhật Bản và Philippines, để đáp ứng yêu cầu của Pháp.
Ngày 1/5,Việt Minh phát động
cuộc tổng tấn công thứ ba với một loạt cuộc tấn công dữ dội, và một cuộc
tấn công ồ ạt bằng pháo nhằm vào các căn cứ ở phía Nam và phía Đông. Họ
đã chiếm giữ được cụm cứ điểm phía Đông, Eliane, trước đó là dưới sự
chỉ huy trực tiếp của tướng de Castries. Qua đường radio, Đại tá
Langlais yêu cầu Đại tá Sauvagnac khẩn trương tăng viện một đại đội lính
dù. Ông ta hy vọng chiếm lại được quả đồi phía Đông và bảo vệ được phân
khu trung tâm. Nhưng Sauvagnac đáp lại là không thể đáp ứng được yêu
cầu này. Đại tá Langlais hét lên tức giận và tuyệt vọng: “Chúng tôi vẫn
sẽ thắng trận này mà không cần ông và bất cần ông. Đây là thông điệp
cuối cùng của tôi và tôi sẽ không bao giờ nói với ông nữa”.
Ngày sau đó, tướng de Castries nhận được tin xác nhận là có 450 lính
dù được tiếp viện. Số lính này sẽ đến vào ngày 7/5, trực tiếp từ hai
trường huấn luyện lính dù ở Pháp.
Chiều cùng ngày, dưới trời mưa nặng hạt, Việt Minh đánh phá cụm cứ
điểm Isabelle (ở Hồng Cúm). Quân Pháp đóng tại Isabelle chỉ còn lại 6
trên tổng số 11 khẩu pháo là có thể bắn trả lại. Mưa tiếp tục như trút
và nguồn cung cấp từ máy bay bị chặn. Khẩu phần đồ hộp chỉ còn đủ trong 3
ngày. Lính Pháp đối mặt với nguy cơ đói khát.
No Comment.