Diễn Đàn Vân Đồn

Nơi giao lưu, kết bạn và cùng nhau thể hiện cá tính

Tự động đăng nhập lần sau

Bài gửi sau cùng

»Máy đo độ đụcvuonghoang2388 Tue 17 Nov 2015, 14:39
»Dưỡng đo, căn lá giá rẻvuonghoang2388 Sun 15 Nov 2015, 14:31
»Máy dò kim loại cầm tayvuonghoang2388 Thu 12 Nov 2015, 14:43
»Phụ kiện cửa kính phù hợp để lắp đặt cửa đẩyduancuacuon Tue 10 Nov 2015, 16:51
»Bút camera, camera bút, camera ngụy trangvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:40
»Máy hiệu chuẩn âm thanh, thiết bị hiệu chuẩn âm thanhvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:37
»Những thông số quan trọng của bản lề sàn ADLER A- 2000duancuacuon Fri 30 Oct 2015, 10:30
»Sửa khóa cửa cường lực ở đâu Hà Nội tốt nhất?duancuacuon Thu 29 Oct 2015, 15:11
»Bản lề sàn Newstar Hs-233Zduancuacuon Wed 28 Oct 2015, 14:35
»Nhận cung cấp phụ kiện VVP số lượng lớnduancuacuon Tue 27 Oct 2015, 18:28

30052010

Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật (kỳ 2) Empty Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật (kỳ 2)

Người đăng °ღ-‘๑’-Bym†Bym-‘๑’-ღ°
°ღ-‘๑’-Bym†Bym-‘๑’-ღ°
Xem thêm
Các loài vật
thường bỏ chạy hoặc tấn công lại khi gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, có những
loài chọn những cách tự vệ đặc biệt và nguy hiểm hơn: sử dụng chất độc,
xịt hỏa mù, xú hương...


>> Khám
phá những cách tự vệ kì lạ của động vật (kỳ 1)

Cá nhà táng lùn

Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật (kỳ 2) Khcn%20ani51
Loài cá nhà táng lùn rất khá hiếm
gặp vì sống ở vùng nước sâu.

Không giống như những người bà con nổi tiếng - những con cá nhà táng
khổng lồ có thể phát triển đến chiều dài 20m, loài cá nhà táng lùn
(Pygmy) chỉ dài khoảng 1,2 m và rất hiếm gặp.

Theo dữ liệu của Viện Hải dương học Mỹ, loài cá này sinh sống chủ yếu ở
vùng nước ôn đới như Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với
chiều dài khiêm tốn, chúng dễ trở thành đối tượng của những kẻ săn mồi
to lớn như cá mập hay cá kình. Để bảo vệ bảo thân, loài cá lùn này khai
thác một phương pháp tự vệ độc đáo: chúng phun từ hậu môn một loại chất
có màu đỏ. Sau đó, chúng dùng đuôi khuấy mạnh, tạo thành một đám mây lớn
tối màu trong nước. Nhờ đó, nó có thể che mắt kẻ thù và nhanh chóng bơi
đi chỗ khác một cách an toàn.

Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật (kỳ 2) Khcn%20ani5
Cá nhà táng lùn xịt hỏa mù giống
như mực.

Theo các nhà khoa học, kỹ thuật tự vệ này rất độc đáo và hiếm gặp với
các loài thú có vú. Người ta thường thấy cách làm này ở các loài như
bạch tuộc, mực. Thú vị, các loài này lại chính là món ăn ưa thích của
loài cá nhà táng lùn Pygmy.

Chuột sóc

Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật (kỳ 2) Khcn%20ani4

Bé nhỏ và dễ gặp nguy hiểm, cách thoát
thân cuối cùng là từ bỏ cái đuôi của mình, giống như thằn lằn.

Loài gặm nhấm nhỏ bé này chủ yếu được tìm thấy ở châu Âu, chỉ một ít
phân nhánh nhỏ của nó sống ở châu Phi và châu Á. Khi đối mặt với nguy
hiểm, cách thường thấy của chúng vẫn là chạy trốn. Tuy nhiên, khi lâm
vào hoàn cảnh ngặt nghèo, chúng phải sử dụng một vũ khí bí mật.

Da đuôi của loài chuột sóc rất dễ tuột ra. Vì vậy, nếu kẻ thù gặm vào
đuôi nó, lớp da đuôi sẽ bong ra, cho phép nó chạy trốn. Đây là một dạng
của cơ chế tự đứt, nghĩa là tự mất đi một phần cơ thể như một cơ chế
phòng vệ. Hiện tượng này thường thấy nhất ở loài bò sát, đặc biệt là
thằn lằn hay các loài không xương sống. Tuy nhiên, ở các loài thú có vú,
đây lại là hiện tượng hiếm gặp.

Những chú chuột sóc chỉ có thể làm như thế một lần. Sau khi tuột da đuôi
và chạy trốn, phần xương đuôi trần của nó thường bị gãy hay bị chính
con sóc chuột nhai mất. Da đuôi sẽ không mọc trở lại được nữa, cái đuôi
không thể được tái tạo như ở loài thằn lằn.

Ở một số loài chuột sóc, chúng còn có cơ chế tự vệ khác: chúng dùng đuôi
cử động như một vật mồi nhử, hướng sự chú ý của con mồi về hướng khác,
tránh phần đầu con chuột.

Loài chồn hôi

Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật (kỳ 2) Khcn%20ani3
Mùi hôi và độc tính rất khó chịu
của vũ khí sinh học được chồn hôi sử dụng.

Mọi người đều biết đến con chồn hôi và cơ chế phòng vệ đặc biệt của nó.
Thậm chí, nhiều người ví nó như một thứ vũ khí sinh học đặc biệt. Chất
hơi mà chồn hôi phát ra xuất phát từ một đôi tuyến của vùng hậu môn. Đặc
điểm này giống như hầu hết các loài thú nhỏ. Tuy nhiên, sự khác biệt là
tuyến của chồn hay phát triển mạnh, có những múi cơ chắc khỏe, cho phép
chúng “xả hương” ra xa tới 3m.

Điều đặc biệt là khả năng ngắm và phóng thứ vũ khí sinh học một cách khá
chính xác. Chúng quay phần sau cơ thể ra đối mặt với kẻ thù và xịt
trúng mặt kẻ thù. Nếu chất lỏng bay vào mắt, nó có thể gây mù, kể cả con
người. Vì vậy, tốt hơn là nên để nó được yên.

Nhờ món vũ khí đặc biệt, chồn hôi có rất ít kẻ thù. Mối đe dọa lớn nhất
là loài cú sừng lớn, vì loài này kém nhạy mùi và có khả năng tấn công
lặng lẽ từ trên cao.

Trên thực tế, việc tấn công bằng hóa chất của chồn hôi thường là giải
pháp cuối cùng. Vì nguồn cung hóa chất có hạn. Sau mỗi lần nó sử dụng,
chúng cần tới mười ngày mới nạp lại được vũ khí của mình.

Thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt, sinh vật đặc trưng của nước Australia, vốn nổi tiếng là loài
thú có vú duy nhất đẻ trứng. Loài này có một cách phòng vệ cũng đặc
biệt khi gặp nguy hiểm. Những con thú mỏ vịt đực có một cái ngạnh sắc
nhọn, có khả năng co thụt ở hai chi sau, nối liền với một tuyến chất
độc.

Khi bị những kẻ săn mồi tóm được, chúng dùng chi sau đá vào kẻ thù kèm
theo một cú tiêm chất độc nguy hiểm, đủ để buộc kẻ thù lùi xa. Tùy thuộc
vào lượng chất độc sử dụng, thú mỏ vịt có thể dùng nó để giết những con
vật có kích cỡ tương đương một con chó. Đối với con người, chất độc của
nó không có tác dụng gây tử vong.

Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật (kỳ 2) Khcn%20ani21
Hình ảnh cận cảnh ngạnh độc của
thú mỏ vịt.

Tuy nhiên, những người bị dính chất độc vì những lí do nhất định, đều
phàn nàn rằng, đó là cảm giác đau đớn nhất mà họ từng trải qua. Tác dụng
độc tố có thể kéo dài trong vài ngày, khiến cho bệnh nhân lâm vào tình
trạng mệt mỏi cực độ.

Điều đặc biệt là chỉ những con thú mỏ vịt đực mới có những ngạnh chân có
độc. Ngoài mục đích để tự vệ, đây còn là vũ khí để chúng chiến đấu với
chính đồng loại trong các kì sinh sản.

Con cu li

Khám phá những cách tự vệ kì lạ của động vật (kỳ 2) Khcn%20ani1
Trông hiền lành và chậm chạp,
culi tự vệ bằng chất độc trên khắp người.

Loài vật nhỏ bé và hoạt động về đêm này được xếp đầu bảng về khả năng tự
vệ. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở các khu rừng mưa Đông Nam Á. Con culi
chỉ dài khoảng 35 cm, thức ăn chủ yếu là các động vật nhỏ, đôi khi là
cả nhựa cây.

Nhỏ bé và chậm chạp, culi trở thành mục tiêu dễ tấn công của rất nhiều
loài ăn thịt. Tuy nhiên, tạo hóa đã ban cho chúng một cơ chế phòng vệ
cực kỳ nguy hiểm đối với các kẻ thù. Ở phần khuỷu tay của chúng có những
tuyến chất độc. Chúng chính là loài linh trưởng duy nhất có độc.

Culi còn có thể biến nó thành thứ thức ăn khó nuốt và nguy hiểm nhất với
các loài ăn thịt. Chúng tự liếm chất độc ra toàn bộ phần lông. Những
con culi cái thường làm thế với những đứa con trước khi bỏ chúng lại và
đi săn.

Điều ghê gớm nhất đó là những cú cắn chứa đầy chất độc khi nó rơi vào
hoàn cảnh cực kì nguy hiểm. Nhiều người đã chết do cú sốc độc dược từ
culi. Mặc dù vậy, chất độc lại không có khả năng giết chết với các loài
có kích thước bằng con người.

Share this post on: reddit

—(•·÷ЋỌċ_mǿċ÷·•)—

Bài gửi Mon 31 May 2010, 18:49 by —(•·÷ЋỌċ_mǿċ÷·•)—

hum nào bắt về ăn thịt

Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết