°ღ-‘๑’-Bym†Bym-‘๑’-ღ°
Xem thêm
Các nhà khoa học người Australia đã
phát hiện ra hố sâu giống như miệng núi lửa có đường kính rộng ít nhất
50km tại vùng biển Timor được cho là dấu vết va chạm giữa một thiên
thạch và Trái đất cách đây 35 triệu năm.
Những vụ va
chạm với thiên thạch đã để lại nhiều dấu vết trên bề mặt Trái đất cho
đến tận ngày nay. Ảnh: Diamondbackonline.
Một hố sâu cực lớn với đường kính
khoảng 50 km, được cho là hậu quả của một vụ va chạm giữa một thiên
thạch và Trái đất cách đây 35 triệu năm, vừa được các nhà khoa học thuộc
trường đại học quốc gia Australia đã phát hiện tại vùng biển Timor gần
Australia.
"Chúng tôi ước tính đường kính của núi
Ashmore mới được phát hiện tại vùng biển Timor gần Australia vào khoảng
50 km. Tuy nhiên, đường kính thực tế của hố sâu này vẫn chưa được xác
định, có thể sẽ lớn hơn rất nhiều”, tiến sĩ Andrew Glikson, đang làm
việc tại Viện Nghiên cứu khoa học hành tinh thuộc đại học quốc gia
Australia tiết lộ.
Theo tạp chí Khoa học Trái đất của
Australia, 35 triệu năm trước đây được coi là thời kỳ xảy ra nhiều vụ va
chạm mạnh giữa Trái đất và các thiên thể trong vũ trụ. Vì thế, các nhà
khoa học cho rằng phát hiện này có thể cho thấy sự liên quan giữa các
vụ va chạm và việc nhiệt độ Trái đất bị giảm đột ngột trong thời kỳ đó.
Tiến sĩ Glikson cũng cho biết cùng thời
kỳ với cuộc va chạm hình thành núi Ashmore, một thiên thạch có đường
kính khoảng 100 km đã va chạm với Trái đất và tạo ra một hố sâu tương
tự tại Siberia.
Một thiên thạch khác nữa có đường kính
khoảng 85 km cũng đã đâm vào hành tinh của chúng ta tại khu vực vịnh
Chesapeake, ngoài khơi Virginia (Mỹ). Những vụ va chạm liên tiếp đã
khiến các tầng địa chất của Trái đất thay đổi đáng kể.
"Những va chạm giữa Trái đất và các
thiên thạch đã khiến ranh giới biển giữa Nam Mỹ và Nam Cực xa nhau hơn
rất nhiều so với 1 triệu năm trước đó”, tiến sĩ Andrew Glikson cho biết.
phát hiện ra hố sâu giống như miệng núi lửa có đường kính rộng ít nhất
50km tại vùng biển Timor được cho là dấu vết va chạm giữa một thiên
thạch và Trái đất cách đây 35 triệu năm.
Những vụ va
chạm với thiên thạch đã để lại nhiều dấu vết trên bề mặt Trái đất cho
đến tận ngày nay. Ảnh: Diamondbackonline.
Một hố sâu cực lớn với đường kính
khoảng 50 km, được cho là hậu quả của một vụ va chạm giữa một thiên
thạch và Trái đất cách đây 35 triệu năm, vừa được các nhà khoa học thuộc
trường đại học quốc gia Australia đã phát hiện tại vùng biển Timor gần
Australia.
"Chúng tôi ước tính đường kính của núi
Ashmore mới được phát hiện tại vùng biển Timor gần Australia vào khoảng
50 km. Tuy nhiên, đường kính thực tế của hố sâu này vẫn chưa được xác
định, có thể sẽ lớn hơn rất nhiều”, tiến sĩ Andrew Glikson, đang làm
việc tại Viện Nghiên cứu khoa học hành tinh thuộc đại học quốc gia
Australia tiết lộ.
Theo tạp chí Khoa học Trái đất của
Australia, 35 triệu năm trước đây được coi là thời kỳ xảy ra nhiều vụ va
chạm mạnh giữa Trái đất và các thiên thể trong vũ trụ. Vì thế, các nhà
khoa học cho rằng phát hiện này có thể cho thấy sự liên quan giữa các
vụ va chạm và việc nhiệt độ Trái đất bị giảm đột ngột trong thời kỳ đó.
Tiến sĩ Glikson cũng cho biết cùng thời
kỳ với cuộc va chạm hình thành núi Ashmore, một thiên thạch có đường
kính khoảng 100 km đã va chạm với Trái đất và tạo ra một hố sâu tương
tự tại Siberia.
Một thiên thạch khác nữa có đường kính
khoảng 85 km cũng đã đâm vào hành tinh của chúng ta tại khu vực vịnh
Chesapeake, ngoài khơi Virginia (Mỹ). Những vụ va chạm liên tiếp đã
khiến các tầng địa chất của Trái đất thay đổi đáng kể.
"Những va chạm giữa Trái đất và các
thiên thạch đã khiến ranh giới biển giữa Nam Mỹ và Nam Cực xa nhau hơn
rất nhiều so với 1 triệu năm trước đó”, tiến sĩ Andrew Glikson cho biết.