Diễn Đàn Vân Đồn

Nơi giao lưu, kết bạn và cùng nhau thể hiện cá tính

Tự động đăng nhập lần sau

Bài gửi sau cùng

»Máy đo độ đụcvuonghoang2388 Tue 17 Nov 2015, 14:39
»Dưỡng đo, căn lá giá rẻvuonghoang2388 Sun 15 Nov 2015, 14:31
»Máy dò kim loại cầm tayvuonghoang2388 Thu 12 Nov 2015, 14:43
»Phụ kiện cửa kính phù hợp để lắp đặt cửa đẩyduancuacuon Tue 10 Nov 2015, 16:51
»Bút camera, camera bút, camera ngụy trangvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:40
»Máy hiệu chuẩn âm thanh, thiết bị hiệu chuẩn âm thanhvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:37
»Những thông số quan trọng của bản lề sàn ADLER A- 2000duancuacuon Fri 30 Oct 2015, 10:30
»Sửa khóa cửa cường lực ở đâu Hà Nội tốt nhất?duancuacuon Thu 29 Oct 2015, 15:11
»Bản lề sàn Newstar Hs-233Zduancuacuon Wed 28 Oct 2015, 14:35
»Nhận cung cấp phụ kiện VVP số lượng lớnduancuacuon Tue 27 Oct 2015, 18:28

Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Thành viên cấp 1

_Star[No.1]

_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
Vị trí địa lý

Vị trí, ranh giới và diện tích


Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất Cái Bầu, diện tích chiếm khoảng non nửa diện tích đất đai của huyện, trước có tên là Kế Bào, ở phía Tây Bắc huyện nằm kề cận đất liền lục địa, cách đất liền bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Trong địa phận xã Vạn Yên còn có đảo Chàng Ngo cũng tương đối lớn. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng, nằm trên đảo Cái Bầu, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, cách Cửa Ông 7 km (theo đường 31 qua cầu Vân Đồn và bến phà Tài Xá). Tuyến đảo Vân Hải, nằm ở rìa phía Đông Nam của huyện, gồm các đảo lớn như: Trà Bàn, Cao Lô, Quan Lạn, Đông Chén, Thẻ Vàng, Ngọc Vừng, Cảnh Tước, … và một loạt các đảo nhỏ khác, thành bức bình phong che chắn ngoài khơi vịnh Bái Tử Long. Diện tích đất đai xã Bản Sen chiếm nửa già diện của đảo Trà Bản, đảo lớn thứ hai trong huyện, cùng với đảo Đông Chén và các đảo nhỏ lân cận.


Đôi Nét Về Huyện Đảo Vân Đồn 200px-Quan_L%E1%BA%A1n

Một phần vịnh Bái Tử Long gần đảo Quan Lạn

Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả, ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phía đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, và vùng biển Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng, phía Nam là vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.

Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 59.676 ha. Trong tổng số 600 hòn đảo thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212 ha, ở giáp địa phận thị xã Cẩm Phả. Các đảo đều có địa hình núi đá vôi, thường chỉ cao 200 ÷ 300 m so với mặt biển, có nhiều hang động Karst. Cũng giống như tất cả các đảo trong vịnh Bắc Bộ các đảo của huyện Vân Đồn vốn trước kia là các đỉnh núi của phần thềm lục địa, ở vị trí Tây Bắc vịnh Bắc bộ, phần kéo dài của dãy núi Đông Triều. Sau thời kỳ biển tiến, hình thành vịnh Bắc Bộ, các đỉnh núi này còn sót lại, nằm nổi trên mặt biển thành các đảo độc lập thuộc hai vùng của vịnh Bắc Bộ là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Các đảo thuộc huyện Vân Đồn chỉ là một phần trong quần đảo Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Các ngọn núi trên các đảo của huyện tiêu biểu có:

núi Nàng Tiên, ở đảo Trà Bản, trên địa phận xã Bản Sen, cao 450 m;
núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397 m.
Do địa hình là quần đảo chủ yếu là các đảo nhỏ, lại là núi đá vôi, nên trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất liền không lớn, chủ yếu là diện tích mặt biển. Huyện đảo Vân Đồn có 68% diện tích đất tự nhiên trên các đảo là rừng và đất rừng. Trên các đảo không có sông ngòi lớn mà chỉ có vài con suối trên những đảo lớn. Người dân địa phương thường gọi các eo biển giữa các đảo với nhau và với đất liền là sông như: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với đất liền, sông Mang ở đảo Quan Lạn. Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ là hồ Vồng Tre và hồ Mắt Rồng.

Lượng mưa bình quân hàng năm ở đây khoảng trên 2000 mm/năm.

Vườn Quốc gia Bái Tử Long nằm trong khung toạ độ địa lý: 20o55'05'' - 21o15'10'' vĩ độ Bắc, 107o30'10'' - 107o46'20'' kinh độ Đông, nằm trong địa giới hành chính của 3 xã: Minh Châu, Vạn Yên và Hạ Long của huyện Vân Đồn. Trung tâm Vườn cách Thị trấn Cái Rồng – huyện lỵ huyện Vân Đồn khoảng 20 km về phía Đông và cách Vịnh Hạ Long khoảng 60 km về phía Đông - Bắc.
Theo Quyết định số 85/2001/QĐ-TTg ngày 01/ 06/2001 của Thủ tướng Chính phủ Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập trên cơ sở mở rộng và chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn ( được thành lập năm 1999, theo Quyết định số: 2298/QĐ-UB, ngày 29/9/1999 của UBND tỉnh Quảng Ninh.)
Tổng diện tích của VQG Bái Tử Long là 15.783 ha, trong đó diện tích biển chiếm 9.658 ha, còn lại 6.125 ha là diện tích các đảo nổi. Phần đảo bao gồm cả đảo núi đất và đảo đá vôi, với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ, chia thành 3 cụm đảo chính: Ba Mùn, Trà Ngọ và Sậu. Phần biển bao gồm phần lạch biển giữa các đảo và phần biển phía ngoài của các đảo theo đường ranh giới cách bờ trung bình là 1 km. Các lạch biển chính gồm: Lạch Cái Quýt, lạch Cái Đé và một phần lạch sông Mang.
Diện tích vùng đệm Vườn quốc gia là: 16.534 ha, nằm trên 5 xã : Vạn Yên, Minh Châu, Hạ Long, Bản Sen, Quan Lạn. Dân số trong cả vùng lõi và vùng đệm là: 24.141 người.

http://360.yahoo.com/atbickmaster
Thành viên cấp 1

_Star[No.1]

_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
Địa hình

Địa hình, địa mạo phần đảo

Hệ thống đảo trong phạm vi Vườn quốc gia nằm trong đới địa chất duyên hải Bắc Bộ, hướng cấu trúc kiến tạo Đông Bắc – Tây Nam, song song với bờ biển của đất liền. Các đảo này thuộc phức hệ nếp lồi Quảng Ninh, và ở đơn vị cấp nhỏ hơn là khối nâng đơn nghiêng Vân Đồn . Trên các đảo Sậu Nam, Ba Mùn, Trà Ngọ Nhỏ và phần núi đất trên đảo Trà Ngọ có tầng đá mẹ là đá lục nguyên màu đỏ, tuổi Đề – Vôn Sớm hệ tầng Vĩnh Thực, với những thành phần cát sạn, thạch anh, kết cấu cát và cuội dạng quắc zít, pha lẫn trầm tích vụn thô- nguồn gốc hình thành từ trầm tích cơ học. Phần còn lại, bao gồm cả phần lớn đảo Trà Ngọ đá và các đảo đá nằm rải rác trong Vườn quốc gia, tầng đá mẹ là đá vôi - có nguồn gốc hình thành là trầm tích hóa học . Như vậy đảo Trà Ngọ lớn có cấu tạo địa chất khá đặc biệt, một thân đảo có 2 nền địa chất với nguồn gốc hình thành rất khác nhau. Phần Bắc đảo là “núi đất” trên nền đá lục nguyên ( gồm các đá mẹ sa thạch, cuội kết, cát kết) chiếm diện tích hơn 1/3 đảo. Phần Nam đảo là núi đá vôi, đặc trưng bởi địa hình castơ có nhiều hang động và thung áng . Do chịu ảnh hưởng thủy triều, các thung áng này hình thành thành các vụng kín trong lòng núi, tạo ra những cảnh quan rất đặc sắc và hấp dẫn.
Về địa hình: các đảo trong Vườn quốc gia thuộc địa hình đồi núi thấp, bao gồm những đỉnh núi cao dưới 300 mét so với mặt biển, cao nhất là đỉnh Cao lồ trên đảo Ba Mùn với độ cao 314 m. Các đảo này nhìn chung hẹp về chiều ngang và kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Độ dốc của 2 sườn đảo có sự phân hóa rõ rệt, Sườn đảo phía Đông của dãy đảo Ba Mùn và Sậu Nam rất dốc, vách núi gần như dựng đứng sát mép biển, trong khi sườn Tây khá thoải .
Ven chân các đảo có nhiều vũng, bãi gian triều đất bùn, hoặc nhiều bãi cát hẹp và bãi đá ở chân đảo rộng từ 30 mét đến 70 mét, ngập triều theo chu kỳ. Một số vùng rộng hàng trăm héc ta, vừa có bãi bùn, vừa có bãi cát, bãi đá, vừa có chỗ sâu, cảnh quan đẹp, thuận lợi cho việc neo trú tầu thuyền, như vũng Cái Quít, Vũng Ổ Lợn, Lạch Cống giữa 2 đảo Trà Ngọ Lớn và Trà Ngọ Nhỏ, Vũng Cái Đé. Đặc sắc nhất là các bãi Chương Nẹp, bãi Nhãng rìa thuộc xã Minh Châu và Bãi Sơn Hào, thuộc xã Quan Lạn. Các bãi cát thuộc xã Minh Châu dài hàng cây số, rất bằng phẳng, hạt cát rất trắng mịn và sóng êm ả. Trái lại các bãi cát ở xã Quan Lan cũng rất dài , bằng phẳng nhưng hạt cát thô hơn, có màu vàng và sóng ở đây cũng mạnh mẽ hơn.
Đất trên các đảo hầu hết thuộc loại đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô. Từ độ cao hơn 100 m đất có rừng che phủ, độ ẩm cao, tầng dầy khoảng 50 cm và giàu dinh dưỡng. Ở độ cao nhỏ hơn 100 m, ven chân đảo đất có tầng mỏng khoảng 40 cm, nghèo dinh dưỡng do bị xói mòn, rửa trôi.
Trên các đảo Ba Mùn, Sậu Nam, Trà Ngọ Nhỏ và một phần núi đất Trà Ngọ Lớn đất còn tốt, giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho quá trình tái sinh tự nhiên và nhân tạo của hệ thực vật .

Địa hình, địa mạo đáy biển

Nằm giữa các đảo là hệ thống các lạch biển có địa hình đáy phức tạp, được hình thành bởi quá trình mài mòn, xâm thực và tích tụ ngầm. Có 2 hệ thống lạch định hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Hệ thống lạch theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chia cắt các đảo chắn ngoài và đạt tới độ sâu 32m ở giữa hòn Sậu Đông và đảo Sậu Nam, 20m ở giữa đảo Sậu Nam và hòn Vành (Cửa Sậu), 22m ở giữa hòn Vành và đảo Ba Mùn (Cửa Nội), 20m ở giữa đảo Ba Mùn và Quan Lạn (Cửa Đối). Ở các lạch này, hoạt động xâm thực – mài mòn đáy mạnh mẽ, lộ ra các vật liệu thô và rất thô. Hệ thống lạch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tương đối rộng, sâu phổ biến 5 – 15m, nơi đây diễn ra quá trình hỗn hợp mài mòn – tích tụ .
Cấu trúc hình thái bờ đảo không đồng nhất do khác nhau về thành phần vật chất cấu thành đảo và động lực biển hiện đại. Bờ phía Đông các đảo chắn ngoài cấu tạo từ các đá vụn lục nguyên, tương đối thẳng và dốc, thường xuyên chịu tác động của sóng ở tất cả các mùa, nơi phát triển các dạng địa hình bờ kiểu vách (cliff) và bãi tảng. Cá biệt ở phía bắc đảo Quan Lạn, xuất hiện doi cát nối đảo tuổi Holocene sớm – giữa và bãi biển hiện đại. Ngược lại, bờ phía Tây các đảo và bờ các đảo phía trong ít chịu tác động của sóng hơn dòng triều, nơi phổ biến các dạng tích tụ triều như bãi triều ven bờ lạch giữa đảo Trà Ngọ Lớn và Trà Ngọ Nhỏ, ở cung lõm giữa đảo Ba Mùn (Cao Lồ) và đặc biệt ở sườn Tây Bắc đảo Quan Lạn.

http://360.yahoo.com/atbickmaster
Thành viên cấp 1

_Star[No.1]

_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
Thủy văn và Hải văn

Đặc điểm thuỷ văn, hải văn


1. Thủy văn sông
Trong hệ thống sông Đông Bắc Việt Nam, sông Tiên Yên có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới chế độ thủy văn phần biển VQG Bái Tử Long qua cửa Mô. Sông Tiên Yên có chiều dài 82 km bao gồm 7 phụ lưu trên lưu vực rộng 1070 km2 bắt nguồn từ độ cao 1175 m thuộc địa phận Bình Liêu. Chủ lưu rộng trung bình 100 m và sâu 3m, lưu lượng thấp nhất đạt 28 m3/s. Hàng năm, sông Tiên Yên đổ ra biển khoảng 660 x 106 m3 nước và 0,0347 x 106 tấn phù sa. Tuy nhiên, phần lớn lượng phù sa này tạo nên các chương cát ngầm và bãi triều vùng cửa sông Tiên Yên, phần nhỏ còn lại đổ vào khu vực vịnh Bái Tử Long qua cửa Mô.
Các đảo của VQG Bái Tử Long đều có quy mô nhỏ, trên đó không có dòng chảy mặt thường xuyên thay vì có một số suối ngắn và dốc hình thành trong mưa. Thảm thực vật trên đảo tuy tương đối dày song không có khả năng sinh thuỷ mà chỉ có khẳ năng cân bằng động thái nước mặt đệm giữa nước ngầm do nước mưa trữ trong vỏ phong hoá và nhu cầu tiêu thụ của thảm thực vật hiện có. Điều đó có nghĩa là mọi hoạt động của con người triệt thoái thảm thực vật hay bóc lộ vỏ phong hoá trên đảo dễ dẫn tới phá vỡ cân bằng nước trên đảo và mất thảm thực vật.

2. Hải văn
2.1. Thủy triều và mực nước
Chế độ độ thủy triều và mực nước biển khu vực VQG Bái tử Long có 2 đặc điểm nổi bật:
1, Là khu vực có chế độ thủy triều toàn nhật đều điển hình với đặc trưng mỗi tháng có 2 kỳ nước cường và 2 kỳ nước kém. Mỗi kỳ nước cường từ 11 đến 13 ngày, mức nước cáo nhất có thể cao từ 3,5 đến 4 m so với mức nước 0 hải đồ ( 0mHĐ). Mỗi kỳ nước kém từ 3 đến 4 ngày, mức nước cáo nhất từ 0,5 đến 1m so với mức nước 0mHĐ.
2, Mực nước khu vực này có biên độ dao động lớn nhất nước ta. Mực nước lớn nhất có thể đạt tới 4,8m.
Theo kinh nghiẹm bản địa, các tháng 5 và 10 có biên độ triều lớn nhất. Khoảng từ tháng 4 tới tháng 8 nước lớn về đêm, cạn vào ban ngày; từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau nước thường lớn vào ban ngày và cạn về đêm. Thời điểm nước lớn và mực nước cao, thấp là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới đặc tính sinh trưởng, phát triển của các loài thuỷ sản, đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng rất sâu sắc tới các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, giao thông và dịch vụ du lịch

2.2 Sóng
Chế độ sóng khác nhau giữa bờ Đông hệ thống đảo chắn ngoài và vùng nước trung tâm VQG Bái Tử Long. Ở vùng biển phía Đông, độ cao sóng tương đối lớn, đạt trung bình 0,82 m cả năm và trung bình riêng các tháng chưa tới 1,0 m, khoảng 0,75 – 0,95 m. Sóng hợp với trường gió theo mùa, có hướng Đông vào thời kỳ chuyển tiếp. Sóng hướng Tây, Tây Nam hay Tây Bắc rất hiếm. Độ cao sóng lớn nhất có thể tới 4m trong bão.
Do được che chắn bởi dãy đảo: Sậu, Ba Mùn, Quang châu- Quan lạn, kéo dài tới gần 50 km từ bắc xuống Nam như một bức trường thành tự nhiên, nên khu vực vịnh Bái Tử Long và huyệnVân Đồn nói chung luôn được bảo vệ an toàn nếu xảy ra những hiện tượng thiên tai bất thường như bão và sóng thần ở biển Đông.

2.3. Dòng chảy
Ở phía Đông VQG Bái Tử Long, dòng chảy chịu ảnh hưởng của hải lưu ven bờ có hướng và tốc độ thay đổi theo mùa tương tự với sự thay đổi của hướng sóng. Về mùa Đông, dòng chảy hướng Tây Nam với tốc độ trung bình trong khoảng 0,25 – 0,4 m/s. Ngược lại về mùa hè, dòng chảy hướng Đông Bắc và tốc độ nhỏ hơn, trong khoảng 0,15 – 0,25 m/s.
Ở phần trung tâm VQG Bái Tử Long, dòng chảy tổng hợp được quyết định bởi dòng triều, dòng sông, dòng gió. Hướng dòng chảy thuận nghịch theo pha triều. Khi triều lên, dòng chảy hướng Đông Bắc theo luồng lạch và hướng Tây Bắc qua các cửa giữa các đảo chắn. Khi triều xuống, dòng chảy có hướng ngược lại và tốc độ lớn hơn lúc triều lên.
Đặc biệt dòng chảy có tốc độ rất lớn ở các cửa biển như cửa Đối, cửa Vành. Nhờ áp lực dòng chảy lớn, khu vực các cửa biển trở thành bãi đẻ lý tưởng cho những loài thuỷ sản có tập tính sinh sản dựa vào áp lực dòng nước.

http://360.yahoo.com/atbickmaster
Thành viên cấp 1

_Star[No.1]

_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
Hệ động thực vật

Vân Đồn là vùng đất đa dạng về địa hình, khí hậu thổ nhưỡng nên hệ sinh thái cũng phát triển đa dạng và rất phong phú về chủng loại.


Đa dạng thực vật


VQG Bái Tử Long có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng. Hệ thực vật ở đây bao gồm 780 loài, 468 chi, 135 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó ngành Mộc lan (Magnoliphyta) chiếm đa số với 729 loài, 438 chi, 114 họ. Ngành Dương xỉ (Podipidiophyta) với 16 họ, 24chi, 45 loài. Hai ngành ít loài nhất là Lá thông (Psiliophyta) và ngành Thông đất (Lycopodiophyta), mỗi ngành chỉ gặp mỗi một họ, 1 chi, 1loài. Ngành thông (Polyphyta) có 3 họ 4 chi 4 loài. Còn ngành Tháp bút (Equiseptophyta) chưa gặp đại diện nào trong khu vực VQG Bái Tử Long.
Trong tổng số 135 họ thực vật có ở Vườn, số loài gặp trong mỗi họ có khác nhau. Có 31 họ mới gặp 1loài, 32 họ có 3-4 loài, 28 họ có 5-9 loài và 24 họ có trên 10 loài. Hai họ có số lượng trên 40 loài là Rubiaceae (47 loài ) và Euphorbiaceae(41 loài). Đây cũng là những họ có số chi và loài đa dạng nhất trong hệ thực vật Việt Nam. Có 18 chi có số loài nhiều hơn, 5 trong đó 2 chi Fiecus (18 loài), Symplocos (11loài) có số loài lớn nhất.
VQG Bái Tử Long có 21 loài thực vật quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam (1996) và 10 loài có tên trong các phụ lục IA, IIA của Nghị định 32/2006/CP-NĐ của Chính phủ quy định danh sách các loài động thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
Nguồn tài nguyên cây có ích bao gồm: 431loài cây thuốc ,126loài cây cho gỗ, 44 loài cây cho quả và hạt ăn được, 33 loài cây làm rau ăn ,27 loài cây cho tinh dầu và dầu béo , 14 loài cây làm thức ăn cho gia súc.

Đa dạng động vật

- Thành phần loài động vật hoang dã trên đảo trong phạm vi Vườn quốc gia Bái tử Long có:

+ Lớp thú có 24 loài thuộc 13 họ, 6 bộ.
+ Lớp chim có 71 loài thuộc 28 họ, 9 bộ
+ Lớp lưỡng cư có 15 loài thuộc 1 họ, 1 bộ.
+ Lớp bò sát có 33 loài thuộc 12 họ, 2 bộ.
+ Côn trùng bộ Cánh phấn ( Lepidoptera) có 120 loài, thuộc 8 họ.

Nằm trong danh sách được đưa vào sách đỏ về động vật rừng có: Bồ câu nâu, Báo gấm (Neofelis nebulosa), Báo lửa , Sơn dương (Capricornis sumatraensis), Rùa hộp ba vạch (Cuora trifasciata), Tắc kè (Gekko gekko), Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Trăn đất ( Python molurus), Rắn ráo thường (Ptyas korros), rắn cạp nong (Bungaus fasciatus), rắn Hổ mang (Naja naja), rắn Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)...

Thực vật ngập mặn

Qua khảo sát ở 15 điểm khu vực Bái Tử Long và kết quả khảo sát của năm 1999, đã phát hiện được 19 loài thực vật ngập mặn (TVNM) thuộc hai nhóm: nhóm loài chủ yếu và nhóm loài chịu mặn gia nhập vào rừng ngập mặn (RNM). Trong đó, nhóm loài chủ yếu có 11 loài, và nhóm loài chịu mặn gia nhập RNM có 8 loài. Trong thành phần của khu hệ loài sú Aegiceras corniculatum chiếm ưu thế trong toàn khu vực.



Khái quát về đa dạng loài và nguồn gien

Về đa dạng loài: Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2008 đã thống kê được 1.909 loài động thực vật. Trong đó hệ sinh thái rừng có: 1.028 loài gồm các nhóm: thực vật bậc cao có mạch, thú, chim, bò sát, lưỡng cư. Hệ sinh thái biển có 881 loài gồm: thực vật ngập mặn, rong biển, thực vật phù du, động vật phù du, giun đốt, thân mềm, giáp xác, Da gai, san hô, cá.
Tổng số loài quý hiếm lên đến 60 loài, trong đó có 52 loài trong sách đỏ Việt Nam (1996); 10 loài có tên trong Nghị định 32/2006/CP-NĐ của Chính phủ quy định danh sách các loài động thực vật quý hiếm cần bảo vệ (NĐ 32) và 2 loài có tên trong cả 2 danh sách.

http://360.yahoo.com/atbickmaster
Thành viên cấp 1

_Star[No.1]

_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
Nước và Nước khoáng

Vân Đồn có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc:

Nước mặt chủ yếu là nước sông hồ. Các sông lớn là: sông Ka Long (đoạn chủ yếu là đường biên giới quốc gia giáp Trung Quốc), sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ, sông Diễn Vọng, sông Trới, sông Míp, sông Uông, sông Đạm, sông Cầm và ranh giới phía nam tỉnh là sông Kinh Thầy nối với sông Đá Bạch chảy ra sông Bạch Đằng. Tổng trữ lượng tĩnh các sông ước tính bằng 175.106 m3 nước.
Trong tổng số 72 hồ đập có 28 hồ lớn với tổng dung tích là 195,53 triệu m3 nước. Lớn nhất là hồ Yên Lập ngăn cửa sông Míp (còn gọi là sông Đồn, sông Yên Lập), dung tích 118 triệu m3. Hồ Cao Vân ngăn sông Diễn Vọng dung tích 8,92 triệu m3. Hồ Khe Chè (Đông Triều) dung tích 6,43 triệu m3. Sau đó là các hồ Khuất Đông, Trúc Bài Sơn, Khe Táu, Đoan Tĩnh, Khe Ươn, Khe Chếnh, Yên Trung, Bến Châu, Trại Lốc, Rộc Cả, An Biên đều có dung tích trên 1 triệu m3.
Nước ngầm ở Quảng Ninh khá phong phú. Ngay trên các đảo lớn đều có nguồn nước ngầm có thể khai thác. Hiện nay chưa thăm dò hết, tại 13 khu vực đô thị và công nghiệp đã khảo sát và ước tính có thể khai thác tại đây 64.388 m3/ ngày.
Quảng Ninh có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Nước khoáng uống được tập trung ở khu vực km 9 (xã Quang Hanh, Cẩm Phả), hiện nay đã có 15 lỗ khoan thăm dò và tính sơ bộ trữ lượng là 1.004 m3/ ngày, trong đó 4 lỗ khoan đã đưa vào khai thác (đóng chai và nạp thêm khí cacbonic) và đã trở thành mặt hàng nước uống được ưa chuộng. Nước khoáng Quang Hanh trong suốt không màu, không mùi, có vị hơi mặn, độ khoáng hoá từ 3,5-5,05 g/l. Thành phần vi lượng chủ yếu là: Na, K, Ca, Mg, Cl, SO­­4, H2CO3 hàm lượng thay đổi tuỳ vị trí lỗ khoan. Với các vi lượng này, nước khoáng Quang Hanh rất có lợi cho giải khát và tiêu hoá.
Nước khoáng không uống được tập trung ở khu vực km 11 và km 12 Cẩm Phả và ở xã Tam Hợp (cũng thuộc thị xã Cẩm Phả). Loại nước khoáng này có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 350C nên có thể tận dụng điều trị một số bệnh.

http://360.yahoo.com/atbickmaster
Thành viên cấp 1

_Star[No.1]

_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
Dân số

Dân số huyện Vân Đồn vào khoảng 45.000 dân, trong đó: người Kinh chiếm 86%, người Sán Dìu 10%, người Hoa 1,5%, người Dao 1,3%, người Sán Chỉ, người Tày, …

Tất cả những thông tin trên đều được lấy từ nguốn http://vandon.vn

http://360.yahoo.com/atbickmaster
Thích K.thích
Message reputation : 0% (1 vote)
Thành viên cấp 3

Tung.Skater.[V]I[P]

Tung.Skater.[V]I[P]
Thành viên cấp 3
1 tOpic thông tin đầy đủ về huyện đảo VÂN ĐỒN
thx cho 1 phát

https://facebook.com/tungskater
Thành viên cấp 1

_Star[No.1]

_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
thank ở chỗ nào thế!!? Anh mò mãi ko thấy :cyclops:

http://360.yahoo.com/atbickmaster
Thành viên cấp 3

Tung.Skater.[V]I[P]

Tung.Skater.[V]I[P]
Thành viên cấp 3
thì em cũng có thấy đâu:))
nói mồm thôi

https://facebook.com/tungskater
Thành viên cấp 2

HuyenLemon

HuyenLemon
Thành viên cấp 2
Đọc được cũng mất 15 ' tốt hơn không đọc nữa :D

Thành viên cấp 1

BBoyKent9x

BBoyKent9x
Thành viên cấp 1
Cái' này bên wedsite:vandon.vn có đủ cả nguồn nay` la do pót bên 4rum vandon cu~ hehe
nhung cung thx cho ban da gioi thieu ko thi` min`h cung pót thui

Thành viên cấp 4

Nguyễn Mạnh Chipstyle

Nguyễn Mạnh Chipstyle
Thành viên cấp 4
:vandonvip:

Sponsored content


Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết