BiG_EyEs
Xem thêm
Trong loạt phim nổi tiếng về điệp viên 007 xuất hiện rất nhiều loại công cụ gián điệp lợi hại, nhưng hầu hết đó chỉ là những thứ mà con người ta kỳ vọng sẽ có. Còn sự thật về những thiết bị gián điệp lợi hại nhất như thế nào...
1. Chiếc ô đầu tẩm độc
Một trong những công cụ gián điệp lợi hại nổi tiếng nhất đó là chiếc ô đầu tẩm độc được Cục tình báo Bulgari sử dụng để sát hại nhà văn, kiêm phát thanh viên Georgi Markov. Các kỹ thuật viên KGB đã cải biến đầu nhọn của một chiếc ô thông thường trở thành một khẩu súng giảm thanh có thể bắn viên đạn có chứa lượng thuốc độc rixin giết người. Vào 7/9/1978, Markov cảm thấy như bị đâm mạnh ở bắp đùi khi anh đi bộ qua cầu Waterloo. Một người đàn ông đằng sau anh nói lời xin lỗi và bước vào taxi. 4 ngày sau, Markov chết. Không có sự bắt giữ nào được tiến hành sau đó.
2. Khẩu súng phi tiêu
Vào năm 1975, giám đốc cục tình báo Mỹ (CIA) William Colby đã cầm một khẩu súng được các nhà nghiên cứu của ông sáng chế. Khẩu súng được gắn thiết bị tầm ngắm xa, và có thể bắn một lưỡi phi tiêu nhỏ xíu với độ xa hơn 76m và được tẩm độc tố động vật hay nọc độc rắn hổ mang.
Colby tuyên bố rằng theo như ông biết, khẩu súng này và một số loại vũ khí khác chưa bao giờ được sử dụng, tuy nhiên ông không hoàn toàn loại trừ khả năng sử dụng nó.
3. Những cái cúc compa
Trong thời kỳ chiến tranh, Cục Hành động đặc biệt "bí mật quân sự của Churchill’, Anh đã sáng chế thiết bị hệ Q. Sáng chế khôn ngoan này là những cái cúc quần, được sử dụng cho hoạt động trinh thám. Và trong trường hợp điệp viên bị bại lộ và bị bắt, họ có thể dễ dàng cắt những cái cúc và lắp chúng với nhau thành chiếc compa lợi hại.
4. Ca-táp nổ
Một phát minh khác của Cục Hành động Đặc biệt ( SOE) là chiếc ca-táp được thiết kế nhằm cất giữ các tài liệu quan trọng, thế nhưng cái cặp này cũng hoạt động như cái bẫy mìn đối với bất cứ kẻ trinh thám đối địch nào cố gắng mở nó không đúng cách. Nếu khoá tay phải được ấn xuống đồng thời đẩy sang phải, chiếc ca-táp sẽ được mở an toàn, nếu không, khoá tay trái sẽ nổ tung.
5. Chuột nổ
Khi ca-táp nổ không đủ, các nhà nghiên cứu SOE lại chế tạo những thiết bị kỳ dị hơn nhằm chống lại Phát xít, đó là những con chuột nổ. Được sáng chế vào năm 1941, thiết bị này sử dụng da của những con chuột thật, với các mạch điện bên trong. Ý tưởng này được áp dụng để tấn công lính Đức, tuy nhiên chúng nhanh chóng bị phát hiện nên không bao giờ được sản xuất.
6. Bao thuốc lá súng
Vào năm 1954, trinh thám Xô viết Nicolai Khokhlov được phái đến Frankfurt để ám sát một lãnh đạo chống cộng sản. Tuy nhiên Khokhlov đã đào ngũ về phía Mỹ. Mỹ đã không lãng phí thời gian cho báo chí thế giới thấy rõ công cụ lợi hại của kẻ ám sát, nó bao gồm một bao thuốc lá vàng có giấu một khẩu súng điện tử có khả năng bắn những viên đạn tẩm độc
7. Bật lửa rỗng
Vào năm 1960, MI5 đã phá vỡ căn cứ của một nhóm điện viên KGB trong một ngôi nhà gỗ thuộc Ruislip được ngụy trang bên ngoài như một hiệu sách cổ.
Khi MI5 lục soát ngôi nhà, họ kinh ngạc phát hiện những đồ dùng gián điệp được sắp xếp, trong đó có cả chiếc bật lửa hiệu Ronson (giống như loại bật lửa James Bond ưa chuộng) bên trong cất giấu một vài mẩu giấy bình thường. Những mẩu giấy được in bằng nitrat xeluloza và được thấm oxit mạ kẽm để chúng dễ dàng bị đốt cháy.
8. Ví tài liệu camera
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, KGB đã thiết kế nhiều kiểu camera được cải trang. Trong đó có loại trông như một chiếc ví thuộc da nhỏ nhắn - mép của nó được vê tròn để đề phòng lộ những cuộn phim
. Micro trong một quả ôliu
Cũng trong những năm 60, thám tử tư của Mỹ là Hal Lipset đã trở nên nổi tiếng khi ông dùng một thiết bị ghi âm rất đặc biệt. Chiếc Micro thu nhỏ giấu bên trong một quả oliu giả và được giấu trong hoàn hảo bên trong ly rượu vodka Martini. Và cắm một chiếc tăm hoạt động như một cái ăng-ten, tần số ngắn.
10. Máy ghi âm con rệp
Những chiếc máy ghi âm thời đó có thể hoạt động như những chiếc camera, “đọc” tài liệu kỹ thuật số và truyền đi bằng nhiều cách khác.
Vào năm 2006, truyền hình Nga công bố họ đã ghi lại được hình ảnh các quan chức đại sứ quán Anh thu nhận thông tin bằng cách cải trang như một khối đá ở đường phố Matxơcova. Chính phủ Anh đã phủ nhận cáo buộc này .
1. Chiếc ô đầu tẩm độc
Một trong những công cụ gián điệp lợi hại nổi tiếng nhất đó là chiếc ô đầu tẩm độc được Cục tình báo Bulgari sử dụng để sát hại nhà văn, kiêm phát thanh viên Georgi Markov. Các kỹ thuật viên KGB đã cải biến đầu nhọn của một chiếc ô thông thường trở thành một khẩu súng giảm thanh có thể bắn viên đạn có chứa lượng thuốc độc rixin giết người. Vào 7/9/1978, Markov cảm thấy như bị đâm mạnh ở bắp đùi khi anh đi bộ qua cầu Waterloo. Một người đàn ông đằng sau anh nói lời xin lỗi và bước vào taxi. 4 ngày sau, Markov chết. Không có sự bắt giữ nào được tiến hành sau đó.
2. Khẩu súng phi tiêu
Vào năm 1975, giám đốc cục tình báo Mỹ (CIA) William Colby đã cầm một khẩu súng được các nhà nghiên cứu của ông sáng chế. Khẩu súng được gắn thiết bị tầm ngắm xa, và có thể bắn một lưỡi phi tiêu nhỏ xíu với độ xa hơn 76m và được tẩm độc tố động vật hay nọc độc rắn hổ mang.
Colby tuyên bố rằng theo như ông biết, khẩu súng này và một số loại vũ khí khác chưa bao giờ được sử dụng, tuy nhiên ông không hoàn toàn loại trừ khả năng sử dụng nó.
3. Những cái cúc compa
Trong thời kỳ chiến tranh, Cục Hành động đặc biệt "bí mật quân sự của Churchill’, Anh đã sáng chế thiết bị hệ Q. Sáng chế khôn ngoan này là những cái cúc quần, được sử dụng cho hoạt động trinh thám. Và trong trường hợp điệp viên bị bại lộ và bị bắt, họ có thể dễ dàng cắt những cái cúc và lắp chúng với nhau thành chiếc compa lợi hại.
4. Ca-táp nổ
Một phát minh khác của Cục Hành động Đặc biệt ( SOE) là chiếc ca-táp được thiết kế nhằm cất giữ các tài liệu quan trọng, thế nhưng cái cặp này cũng hoạt động như cái bẫy mìn đối với bất cứ kẻ trinh thám đối địch nào cố gắng mở nó không đúng cách. Nếu khoá tay phải được ấn xuống đồng thời đẩy sang phải, chiếc ca-táp sẽ được mở an toàn, nếu không, khoá tay trái sẽ nổ tung.
5. Chuột nổ
Khi ca-táp nổ không đủ, các nhà nghiên cứu SOE lại chế tạo những thiết bị kỳ dị hơn nhằm chống lại Phát xít, đó là những con chuột nổ. Được sáng chế vào năm 1941, thiết bị này sử dụng da của những con chuột thật, với các mạch điện bên trong. Ý tưởng này được áp dụng để tấn công lính Đức, tuy nhiên chúng nhanh chóng bị phát hiện nên không bao giờ được sản xuất.
6. Bao thuốc lá súng
Vào năm 1954, trinh thám Xô viết Nicolai Khokhlov được phái đến Frankfurt để ám sát một lãnh đạo chống cộng sản. Tuy nhiên Khokhlov đã đào ngũ về phía Mỹ. Mỹ đã không lãng phí thời gian cho báo chí thế giới thấy rõ công cụ lợi hại của kẻ ám sát, nó bao gồm một bao thuốc lá vàng có giấu một khẩu súng điện tử có khả năng bắn những viên đạn tẩm độc
7. Bật lửa rỗng
Vào năm 1960, MI5 đã phá vỡ căn cứ của một nhóm điện viên KGB trong một ngôi nhà gỗ thuộc Ruislip được ngụy trang bên ngoài như một hiệu sách cổ.
Khi MI5 lục soát ngôi nhà, họ kinh ngạc phát hiện những đồ dùng gián điệp được sắp xếp, trong đó có cả chiếc bật lửa hiệu Ronson (giống như loại bật lửa James Bond ưa chuộng) bên trong cất giấu một vài mẩu giấy bình thường. Những mẩu giấy được in bằng nitrat xeluloza và được thấm oxit mạ kẽm để chúng dễ dàng bị đốt cháy.
8. Ví tài liệu camera
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, KGB đã thiết kế nhiều kiểu camera được cải trang. Trong đó có loại trông như một chiếc ví thuộc da nhỏ nhắn - mép của nó được vê tròn để đề phòng lộ những cuộn phim
. Micro trong một quả ôliu
Cũng trong những năm 60, thám tử tư của Mỹ là Hal Lipset đã trở nên nổi tiếng khi ông dùng một thiết bị ghi âm rất đặc biệt. Chiếc Micro thu nhỏ giấu bên trong một quả oliu giả và được giấu trong hoàn hảo bên trong ly rượu vodka Martini. Và cắm một chiếc tăm hoạt động như một cái ăng-ten, tần số ngắn.
10. Máy ghi âm con rệp
Những chiếc máy ghi âm thời đó có thể hoạt động như những chiếc camera, “đọc” tài liệu kỹ thuật số và truyền đi bằng nhiều cách khác.
Vào năm 2006, truyền hình Nga công bố họ đã ghi lại được hình ảnh các quan chức đại sứ quán Anh thu nhận thông tin bằng cách cải trang như một khối đá ở đường phố Matxơcova. Chính phủ Anh đã phủ nhận cáo buộc này .
No Comment.