1 Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới bậc cửa sổ, vị chi là bốn bước. Fri 10 Dec 2010, 08:03
♥ Tkảo Tồ ♥
Thành viên cấp 3
Thư tình tuổi 90
Cụ ông viết thư cho cụ bà ở cái tuổi gần đất xa trời.
Anh ngồi bấu tay vào thành giường nhìn ra ngoài trời. Hình như mưa. Mắtanh mấy ngày nay thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìnnhư đang nắng xuống. Thằng chắt nội nói, mắt cụ nhìn không rõ nữa, cụđi đâu để cháu dắt. Nó nói thật em nhỉ, nhưng mình cần gì nó dắt, víthử có em đến ngoài ngõ kia, anh chẳng nhìn thấy rõ mồn một.
Anh vẫn khoẻ. Mỗi ngày các cháu nó cho ăn năm bữa,mỗi bữa một bát cháo đã nát nhừ. Anh chỉ dám viết thư cho em mà khôngdám gọi điện vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng philao xào xạc.
Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới bậc cửa sổ, vịchi là bốn bước. Bốn bước mà đi mất hai giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảngkhoái ghê!
Nay con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy nhưngày xửa ngày xưa nữa, các cháu giúp ông. Nhưng khi viết thư cho em,anh phải tự đánh máy lấy. Thư này anh viết từ mùa hè, giữa hè, đến đúngmùa đông thì xong, mỗi ngày anh viết quần quật được hai dòng. Ngày nàoviết đến ba dòng thì phải truyền một lọ đạm.
Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ, chúng mìnhchạy ào ào trên bãi biển. Em thì lúc nào cũng hét lên: Thích quá cơ.Còn anh thì chạy theo sau nhìn em, thấy đôi chân em trắng loáng trongánh chiều hoàng hôn ở bãi biển mà nhớ mãi. Giờ vẫn nhớ đấy. Hôm rồi,nhớ em quá bảo đứa cháu nó đưa ra biển. Đinh nhấc chân bước, định hổnhển nhắc lại lời em nói, thích quá cơ, nhưng suýt nữa người anh đổ chúixuống vì gió biển thổi.
Nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữanăm thìa cháo bột mà mừng quá. Ăn năm thìa là tốt rồi, ăn nhiều quákhông nên em ạ. Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn bốn thìa thôi là thấy nocăng. Nhớ ngày xửa ngày xưa vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừarồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi mà miệng anh nhưăn phải đá hộc, đau tê tái.
Anh nhắc nhé, nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài. Hôm qua,mấy đứa cháu bảo ông ơi, ra sân hóng mát, gió nồm mát lắm ông ạ. Theochân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh bay lên nóc nhà, maycó hai thằng cháu giữ chặt.
Sắp tới ngày sinh nhật em nhỉ. Thế là em đãtròn tuổi 80. Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước,nếu em nghe tiếng xào xào tức là anh nói rằng em đấy hả. Khi nghe tiếngthùm thùm tức là anh đang chúc em sinh nhật vui vẻ. Đến khi nghe tiếngphù phù nhiều lần là anh đang hôn em.
Nhớ hồi ấy, anh đưa hai tay lên nhấc bổngem quay mấy vòng giữa trời, em cười rất to. Giờ anh nhìn lại đôi taymình, hình như tay ai, nhìn rất tội. Hôm qua anh cố nhấc con búp bê bétý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc, sợ quá nên thôi.
Em ngủ ngon không?
Anh chợp mắt từ chập tối. đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trờiđêm. Mấy đứa cháu nói ông ngủ ít quá. Anh bảo, thì đến khi ông ra đi,xuống đất, ông ngủ cả ngày lo gì.
Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính, xem lại mấy bàiviết trên blog hồi ấy, thấy rất vui. Chắc giờ mấy ông, mấy bà bloggercũng không còn mấy ai nữa, lâu chẳng thấy ai vào blog nữa. Lũ cháu hỏi,ông ơi, blog là gì. Chúng nó bây giờ chẳng có blog. Ngồi bô đi ị mà vẫncó màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật. Thời buổi giờ hiện đạiquá, mình chẳng biết gì. Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm,điều khiển từ xa, điều khiển cả rôbốt. Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởiáo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt.Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbốt làm hộ. Máy chữ không cần đánh,muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phìphèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả. Ai đời anh viết, em ơi, anhnhớ em lắm nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ,nó đánh thành: Phem phơi, phanh phớ phem phắm. Thế mới bực!
Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào. Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi. Anh đợi thư em.
Mà nếu không gửi được thư thì bảo rôbốt nó mang thư đến cho anh em nhé.
Anh dừng bút.
Thắng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn.
Chúc em ngủ ngon nhé. Nhớ đừng ra gió.
Chie (st)
link http://vnexpress.net/GL/Cuoi/Tieu-ph...0/11/3BA23651/
Cụ ông viết thư cho cụ bà ở cái tuổi gần đất xa trời.
Anh ngồi bấu tay vào thành giường nhìn ra ngoài trời. Hình như mưa. Mắtanh mấy ngày nay thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìnnhư đang nắng xuống. Thằng chắt nội nói, mắt cụ nhìn không rõ nữa, cụđi đâu để cháu dắt. Nó nói thật em nhỉ, nhưng mình cần gì nó dắt, víthử có em đến ngoài ngõ kia, anh chẳng nhìn thấy rõ mồn một.
Anh vẫn khoẻ. Mỗi ngày các cháu nó cho ăn năm bữa,mỗi bữa một bát cháo đã nát nhừ. Anh chỉ dám viết thư cho em mà khôngdám gọi điện vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng philao xào xạc.
Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới bậc cửa sổ, vịchi là bốn bước. Bốn bước mà đi mất hai giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảngkhoái ghê!
Nay con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy nhưngày xửa ngày xưa nữa, các cháu giúp ông. Nhưng khi viết thư cho em,anh phải tự đánh máy lấy. Thư này anh viết từ mùa hè, giữa hè, đến đúngmùa đông thì xong, mỗi ngày anh viết quần quật được hai dòng. Ngày nàoviết đến ba dòng thì phải truyền một lọ đạm.
Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ, chúng mìnhchạy ào ào trên bãi biển. Em thì lúc nào cũng hét lên: Thích quá cơ.Còn anh thì chạy theo sau nhìn em, thấy đôi chân em trắng loáng trongánh chiều hoàng hôn ở bãi biển mà nhớ mãi. Giờ vẫn nhớ đấy. Hôm rồi,nhớ em quá bảo đứa cháu nó đưa ra biển. Đinh nhấc chân bước, định hổnhển nhắc lại lời em nói, thích quá cơ, nhưng suýt nữa người anh đổ chúixuống vì gió biển thổi.
Nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữanăm thìa cháo bột mà mừng quá. Ăn năm thìa là tốt rồi, ăn nhiều quákhông nên em ạ. Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn bốn thìa thôi là thấy nocăng. Nhớ ngày xửa ngày xưa vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừarồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi mà miệng anh nhưăn phải đá hộc, đau tê tái.
Anh nhắc nhé, nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài. Hôm qua,mấy đứa cháu bảo ông ơi, ra sân hóng mát, gió nồm mát lắm ông ạ. Theochân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh bay lên nóc nhà, maycó hai thằng cháu giữ chặt.
Sắp tới ngày sinh nhật em nhỉ. Thế là em đãtròn tuổi 80. Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước,nếu em nghe tiếng xào xào tức là anh nói rằng em đấy hả. Khi nghe tiếngthùm thùm tức là anh đang chúc em sinh nhật vui vẻ. Đến khi nghe tiếngphù phù nhiều lần là anh đang hôn em.
Nhớ hồi ấy, anh đưa hai tay lên nhấc bổngem quay mấy vòng giữa trời, em cười rất to. Giờ anh nhìn lại đôi taymình, hình như tay ai, nhìn rất tội. Hôm qua anh cố nhấc con búp bê bétý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc, sợ quá nên thôi.
Em ngủ ngon không?
Anh chợp mắt từ chập tối. đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trờiđêm. Mấy đứa cháu nói ông ngủ ít quá. Anh bảo, thì đến khi ông ra đi,xuống đất, ông ngủ cả ngày lo gì.
Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính, xem lại mấy bàiviết trên blog hồi ấy, thấy rất vui. Chắc giờ mấy ông, mấy bà bloggercũng không còn mấy ai nữa, lâu chẳng thấy ai vào blog nữa. Lũ cháu hỏi,ông ơi, blog là gì. Chúng nó bây giờ chẳng có blog. Ngồi bô đi ị mà vẫncó màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật. Thời buổi giờ hiện đạiquá, mình chẳng biết gì. Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm,điều khiển từ xa, điều khiển cả rôbốt. Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởiáo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt.Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbốt làm hộ. Máy chữ không cần đánh,muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phìphèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả. Ai đời anh viết, em ơi, anhnhớ em lắm nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ,nó đánh thành: Phem phơi, phanh phớ phem phắm. Thế mới bực!
Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào. Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi. Anh đợi thư em.
Mà nếu không gửi được thư thì bảo rôbốt nó mang thư đến cho anh em nhé.
Anh dừng bút.
Thắng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn.
Chúc em ngủ ngon nhé. Nhớ đừng ra gió.
Chie (st)
link http://vnexpress.net/GL/Cuoi/Tieu-ph...0/11/3BA23651/