Diễn Đàn Vân Đồn

Nơi giao lưu, kết bạn và cùng nhau thể hiện cá tính

Tự động đăng nhập lần sau

Bài gửi sau cùng

»Máy đo độ đụcvuonghoang2388 Tue 17 Nov 2015, 14:39
»Dưỡng đo, căn lá giá rẻvuonghoang2388 Sun 15 Nov 2015, 14:31
»Máy dò kim loại cầm tayvuonghoang2388 Thu 12 Nov 2015, 14:43
»Phụ kiện cửa kính phù hợp để lắp đặt cửa đẩyduancuacuon Tue 10 Nov 2015, 16:51
»Bút camera, camera bút, camera ngụy trangvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:40
»Máy hiệu chuẩn âm thanh, thiết bị hiệu chuẩn âm thanhvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:37
»Những thông số quan trọng của bản lề sàn ADLER A- 2000duancuacuon Fri 30 Oct 2015, 10:30
»Sửa khóa cửa cường lực ở đâu Hà Nội tốt nhất?duancuacuon Thu 29 Oct 2015, 15:11
»Bản lề sàn Newstar Hs-233Zduancuacuon Wed 28 Oct 2015, 14:35
»Nhận cung cấp phụ kiện VVP số lượng lớnduancuacuon Tue 27 Oct 2015, 18:28

Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

1sinh vật lạ ở đầm Rưng Empty sinh vật lạ ở đầm Rưng Wed 03 Jun 2009, 14:04

Thành viên cấp 2

ღ¤shock…ßµñº•— ®

ღ¤shock…ßµñº•— ®
Thành viên cấp 2
Hiện tượng sinh vật lạ xuất hiện ở khu vực đầm Rưng thuộc 4 xã Tứ Trưng, Ngũ Kiên, Tam Phúc, Phú Đa thuộc huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), được coi là một sinh vật “độc”, làm các loài cá chết hàng loạt. Trên thực tế, loài sinh vật này cũng có sức tàn phá như ốc bươu vàng đối với cây lúa, hoa màu.
sinh vật lạ ở đầm Rưng 2791996
Sinh vật lạ gây chết cá tại đầm Rưng. Ảnh internet


Mới đây, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và cảnh báo môi trường Việt Nam, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã vào cuộc để điều tra về sinh vật lạ. Theo đó, các nhà khoa học đã xác định được sinh vật lạ chính là một loại “bryozoan” nước ngọt, có tên khoa học là “pectinatella magnifica” - một loại bọt biển nước ngọt mà sau khi vớt lên, những thợ đánh cá ở đầm Rưng gọi nôm na theo cảm tính là… rong rêu. Theo TS Lê Thanh Lựu-Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Bryozoan gồm có 2 loại là sống ở môi trường nước mặn và nước ngọt, tuy nhiên chiếm đa số là ở nước mặn (gồm hàng nghìn loài). Còn các loại bryozoan nước ngọt chỉ có ít và đã từng được phát hiện ở các nước như Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.

Hiện nay, điều mà nhiều người thắc mắc là cơ chế nào mà loài sinh vật lạ trên lại có thể “lạc” vào tận đầm Rưng của tỉnh Vĩnh Phúc? Theo quan điểm của các nhà khoa học, sự xuất hiện sinh vật lạ kể trên chỉ có thể theo hai con đường: Một là thông qua nguồn nước, hai là thông qua việc nhập các giống thủy sản từ nước ngoài về và trong thủy sản có lẫn loài sinh vật lạ. Tuy nhiên, từ trước đến nay, đầm Rưng hoàn toàn chỉ nuôi các loại thủy sản truyền thống chứ không hề nhập các loại cá “ngoại” về. Do đó, khả năng sinh vật lạ lây qua cá giống có thể loại bỏ.

Qua quan sát, sinh vật lạ trông giống một loài rong rêu, có đường kính khoảng từ 1 đến 30cm, nhầy, có mùi khẳn và kết lại thành khối. Chúng xuất hiện dày đặc dưới đầm Rưng. Mỗi khi cá lao vào các khối sinh vật lạ thì chết dần. Theo các nhà khoa học, cơ chế làm cho cá chết có thể là do các sinh vật lạ bám vào mang làm cá không hô hấp được. Không chỉ làm cá chết hàng loạt, chúng còn làm người nhúng phải bị ngứa da tay, lở loét.

Hiện các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và cảnh báo môi trường Việt Nam vẫn đang tiến hành nghiên cứu thêm về “sinh vật lạ”, đặc biệt là đi truy tìm nguyên nhân làm lây lan chúng vào đầm Rưng. Sau khi có kết luận đầy đủ của các nhà khoa học về sinh vật lạ thì mới có thể đưa ra phương án tiêu diệt, còn trước mắt vẫn chủ yếu là cô lập chúng, hạn chế sự lây lan.
sinh vật lạ ở đầm Rưng La
Kết quả kiểm tra các thông số môi trường tại Đầm Rưng đều nằm trong giới hạn cho phép, mặt nước đầm nuôi rộng, thoáng, nước có màu xanh nõn chuối, độ trong 30cm, phù hợp cho nuôi cá.
Đoàn kiểm tra lấy được một mẫu bệnh phẩm là con cá trôi Ấn Độ đã chết, mang cá có “sinh vật lạ” bám vào, cơ quan nội tạng đã thối rữa.
Ngày 12/5, Trung tâm đã có kết quả phân tích, xác định “sinh vật lạ” tại Vĩnh Phúc. Theo kết luận này, đây chính là động vật hình rêu Bryozoan nước ngọt, có tên là Pectinatelia magnifica.
Cấu tạo của “sinh vật lạ” này là sống dưới dạng khuẩn lạc (tập đoàn cá thể), các khuẩn lạc kết hợp với nhau thành một khối như bông hoa, đường kính tối đa lên đến 2m, có thể bám vào các thân cây thủy sinh, có thể di chuyển trên thân thực vật thủy sinh với tốc độ rất chậm: 1 đến 1,5mm/ngày.
Mỗi khuẩn lạc là khối gelatin (chứa 99% nước), dạng sền sệt, liên kết với nhau rất chắc chắn. Bên ngoài “sinh vật lạ” này có các xúc tu tiết chất nhầy bao quanh cơ thể phân nhánh, có khoảng 50-80 xúc tu. Đỉnh các xúc tu hình móng ngựa, bên trong có các tế bào xếp với nhau như vây cá, bên ngoài có gai. Chúng thường có màu trắng trong suốt, các nhánh cơ thể màu trắng đục, với những xúc tu màu trắng, hơi nâu.
Trên thế giới, “sinh vật lạ” này chủ yếu sống ở nước mặn với vài nghìn loài. Nhưng với loài sống ở nước ngọt, giống này chủ yếu sống ở Bắc Mỹ, Canada, Đức, Hà Lan hoặc tại châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ở nhiệt độ trên 20 độ C, gặp điều kiện thuận lợi, “sinh vật lạ” phát triển mạnh và tạo thành những tập đoàn có đường kính lên đến 2m.
Kết luận ban đầu, cá chết có thể là do “sinh vật lạ” phát triển với số lượng lớn bám vào mang cá và tiết ra chất nhầy làm cho cá không hô hấp được.
Trung tâm đề nghị chủ đầm Rưng không được tháo nước ra ngoài để tránh hiện tượng phát tán “sinh vật lạ” ra ngoài các thủy vực khác; Đồng thời đề nghị Vụ khoa học, công nghệ và môi trường cấp kinh phí đột xuất để trung tâm tiếp tục nghiên cứu các giải pháp xử lý.

Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết