1 Ngày mai có nhật thực dài nhất thế kỉ [ hOt! hOt! ] Tue 21 Jul 2009, 15:37
Yul
Thành viên cấp 2
Rủ nhau lập “hội” xem nhật thực dài nhất TK 21
(Dân trí) - Sáng mai 22/7, hiện tượng nhật thực toàn phần dài nhất thế
kỷ 21 sẽ quan sát được tại tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. Dù chỉ
quan sát được nhật thực một phần, nhưng trên các diễn đàn, không khí
lập “hội” ngắm Mặt trăng “ăn” Mặt trời đã rất rộn rã.
Đường đi của nhật thực dài nhất thế kỷ 21
Vệt đỏ là đường đi của nhật thực toàn phần, còn vùng xanh là khu vực có thể xem được một phần của nhật thực lần này. (Ảnh: eclipse-glasses)
Nhật thực là một hiện tượng tự nhiên, khi Mặt Trăng đi vào vùng giữa Trái Đất và Mặt Trời, che khuất hoàn toàn Mặt Trời (nhật thực toàn phần) hay chỉ che một phần Mặt Trời (nhật thực một phần, nhật thực hình khuyên). Mỗi năm ít nhất có khoảng 2 lần nhật thực, và lần nhật thực kế tiếp đây sẽ vào ngày 15/1/2010. |
Khu vực quan sát được
nhật thực toàn phần là một dải hẹp phần bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó đến
các nước Nepal, Bhutan, Myanmar, Trung Quốc rồi tiếp tục vượt ra ngoài
Thái Bình Dương. Đây sẽ là nhật thực toàn phần với thời gian dài nhất
trong thế kỉ 21 với thời gian 6 phút và 36 giây. (Xem chi tiết tại đây)
Việt Nam nằm ngoài dải quan sát toàn phần này nên chúng ta chỉ quan sát được nhật thực một phần.
Các địa phương càng về phía Bắc sẽ quan sát được nhật thực với độ bị che phủ của Mặt Trời lớn hơn các tỉnh ở phía Nam.
Ở TPHCM, nhật thực
bắt đầu diễn ra vào lúc 7h17, đạt cực đại với độ che phủ của Mặt Trời
là 27,4% vào lúc 8h13 và kết thúc vào lúc 9h16.
Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu vào lúc 7h06, độ che phụ cực đại khoảng 67,5% vào lúc 8h11.
Bảng diễn biến nhật thực ở các địa phương nước ta:
(Nguồn: vietastro.org)
Rủ nhau lập “hội” quan sát nhật thực
Nhật thực vào ngày 26/1/2009, quan sát ở Vĩnh Long (Ảnh: Nguyễn Tuấn/vietastro.org)
Những ngày này, các thành viên trên diễn đàn vietastro.org của
Hội Thiên văn nghiệp dư TPHCM rôm rả chuẩn bị tụ họp vào sáng mai tại
Nhà Thiếu nhi Thành phố (cổng 36 Lê Quý Đôn, quận 3, TPHCM) để cùng
chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. Tại đây, các chuyên gia
sẽ hướng dẫn cách quan sát nhật thực cho mọi người, đặc biệt là các em
học sinh.
Tại Hà Nội, một “hội”
tương tự cũng hẹn nhau sáng mai ở Khoa Vật lý, trường ĐH Sư phạm Hà
Nội. Các thành viên sẽ được ngắm Mặt trăng “ăn” Mặt trời qua đài thiên
văn của trường.
Còn tại Đà Nẵng, CLB Thiên văn Bách khoa cũng sẽ tổ chức hướng dẫn mọi người quan sát tại bãi biển Phạm Văn Đồng.
Anh Nguyễn Anh Tuấn,
thành viên Hội Thiên văn nghiệp dư TPHCM cho biết: Nếu không có điều
kiện đến những điểm được cung cấp kính xem nhật thực, mọi người hãy tự
thực hiện các phương pháp quan sát một cách an toàn. Nhưng tuyệt đối
không được quan sát trực tiếp.
Quan sát nhật thực sao cho an toàn?
Nếu quan sát nhật thực không đúng phương pháp, sẽ gây tổn thương đến mắt, thậm chí mù lòa vĩnh viễn (Ảnh: vietastro.org)
Các chuyên gia khẳng định, nhật thực một phần như ở Việt Nam
không thể quan sát được bằng mắt thường mà cần có kính lọc và các
phương pháp bảo vệ mắt. Việc mua kính lọc phải đặt hàng từ nước ngoài
từ trước, vì thế hiện nay có rất nhiều người hỏi mua nhưng không thể có
hàng kịp vì thời điểm diễn ra nhật thực đã đến rất gần.
Để xem nhật thực, mọi
người có thể sử dụng kính của thợ hàn loại số 14, kính chuyên dùng cho
mục đích thiên văn quan sát Mặt Trời. Nếu có đĩa mềm máy tính, thì lấy
ruột phim bên trong rồi gấp lại làm 2 lớp và quan sát. Cần lưu ý, nếu
quan sát theo cách này thì không được xem liên tục, cứ khoảng vài giây
lại nghỉ. không bị trầy xước có thể sử dụng được nhưng cho chất lượng
ảnh không tốt.
Phương pháp quan sát
qua màn chắn cũng là một cách. Tạo một lỗ thủng nhỏ khoảng 1mm trên một
tấm bìa cứng hoặc một miếng thiếc, cho ánh nắng xuyên qua và quan sát
ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ thủng lên 1 tấm giấy trắng đặt ở dưới.
Ngoài ra cũng có một
cách khá đơn giản đó là sử dụng chậu nước pha mực đen và quan sát ảnh
mặt trời trong chậu nước, có thể sử dụng một tấm kính để tăng độ phản
xạ. Nên nhớ, mực pha phải đảm bảo độ đen để quan sát không bị chói.
Lan Hương
(Nguồn: vietastro.org, eclipse-glasses)