1 Cuốn nhật kí buồn của nữ sinh tự tử vì thất nghiệp Thu 20 Aug 2009, 07:37
SirHoangCuong_NO1
Thành viên cấp 0
(Dân trí) - Chán nản vì không thể tìm được việc làm và cảm thấy có lỗi khi phung phí tiền bạc của cha mẹ, Liu Wei, cô sinh viên Trung Quốc sắp tốt nghiệp đã tự kết liễu cuộc đời mình.
Cái chết của Liu đã đẩy làn sóng phẫn nộ trong sinh viên Trung Quốc về vấn đề khan hiếm việc làm lên đến đỉnh điểm, dư luận Trung Quốc bàng hoàng còn Chính phủ chắc chắn sẽ phải nhìn nhận lại vấn đề này một cách tích cực hơn.
Cuốn nhật kí, di vật mà Liu để lại cho gia đình cho thấy cô đã đi từ hy vọng tràn trề đến thất vọng ê chề như thế nào. Và đó là “tấn bi kịch” mà hàng triệu sinh viên Trung Quốc đang phải đối mặt.
Hành động tiêu cực của Liu Wei là phản ứng của nhiều tân cử nhân Trung Quốc khi không tìm được việc làm
Tháng 11 năm 2006
“Tại trường, tôi nhận được một học bổng nhưng hiện gia đình vẫn phải trả tiền để tôi được học. Tôi sẽ đền đáp họ, tôi sẽ cho em trai tôi tiền để nó có thể xây một ngôi nhà. Mục tiêu của tôi là phải học tập thật chăm chỉ, kiếm được một công việc và nuôi sống gia đình tôi. Nếu tôi không làm được điều đó, cuộc sống của tôi chẳng còn ý nghĩa gì nữa”.
Tháng 9 năm 2007
“Với tôi, sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn không phải là bi kịch. Mà bi kịch sẽ là nếu tôi không thể thoát ra khỏi cuộc sống nông thôn. Tôi chắc chắn sẽ trở thành một cư dân thành thị sau khi rời giảng đường đại học”.
Tôi đã từng than phiền rằng Chúa thật không công bằng với tôi. Chúa để tôi được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng lúc này đây, tôi sẽ không nghĩ như vậy nữa. Gia đình đã khiến tôi trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn”.
Tháng 5 năm 2008
“Tôi không thể tin được để kiếm một công việc part-time lại khó khăn đến thế. Có đến 200 sinh viên đã nộp đơn để nhận làm tiếp tân bán thời gian. Tôi không tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra khi tôi tốt nghiệp nữa”.
Tháng 6 năm 2008
“Hôm nay tôi đã tham dự một hội chợ việc làm. Ở đó, số lượng sinh viên đi xin việc còn gấp 10 lần nhu cầu tuyển dụng. Sau khi vượt qua đám đông hỗn loạn xô đẩy, cuối cùng tôi cũng có cơ hội nói chuyện với một nhà quản lý tuyển dụng. Nhưng anh ta chỉ muốn nhân viên bán hàng và phát triển sản phẩm, đó không phải là chuyên ngành của tôi. Tôi đã trở về nhà và cảm thấy rất căng thẳng”.
Ngày 2 tháng 9 năm 2008
“Lòng kiêu hãnh của tôi rất mạnh mẽ. Tôi đã quá chăm lo cho bản thân. Tôi đã chọn bước vào giảng đường đại học thay vì trở thành một công nhân tha phương cầu thực, nhưng hiện nay gia đình tôi đang có những khoản nợ khổng lồ còn tôi thì không thể làm được bất cứ điều gì cho họ.
Nếu lúc này tôi đang đi làm, tôi đã có thể gửi tiền về nhà và mua những món quà cho bố mẹ tôi cũng như những đứa trẻ khác ở trong làng. Tôi đã phung phí rất nhiều tiền của và rồi thậm chí không học được điều gì có ích để mang lại cho tôi một công việc. Bây giờ đây, tôi rất hối tiếc vì đã lựa chọn con đường học hành”.
Ngày 9 tháng 10 năm 2008
“Tôi là một sinh viên đại học nhưng tôi lại không thể tìm thấy một việc làm. Làm sao tôi có thể quay trở lại làng của mình sau khi tôi tốt nghiệp đại học được? Tôi cảm thấy rất mệt, tôi muốn ngủ một giấc và không bao giờ còn thức dậy nữa. Tôi sẽ làm việc ư? Ai có thể cứu tôi? Ngoài bố mẹ ra, tôi không còn luyến tiếc gì trong thế giới này nữa”.
Ngày 18 tháng 10 năm 2008 - Trang nhật kí cuối cùng
“Tại sao lại quá khó như vậy?”
Cái chết của Liu đã đẩy làn sóng phẫn nộ trong sinh viên Trung Quốc về vấn đề khan hiếm việc làm lên đến đỉnh điểm, dư luận Trung Quốc bàng hoàng còn Chính phủ chắc chắn sẽ phải nhìn nhận lại vấn đề này một cách tích cực hơn.
Cuốn nhật kí, di vật mà Liu để lại cho gia đình cho thấy cô đã đi từ hy vọng tràn trề đến thất vọng ê chề như thế nào. Và đó là “tấn bi kịch” mà hàng triệu sinh viên Trung Quốc đang phải đối mặt.
Hành động tiêu cực của Liu Wei là phản ứng của nhiều tân cử nhân Trung Quốc khi không tìm được việc làm
Tháng 11 năm 2006
“Tại trường, tôi nhận được một học bổng nhưng hiện gia đình vẫn phải trả tiền để tôi được học. Tôi sẽ đền đáp họ, tôi sẽ cho em trai tôi tiền để nó có thể xây một ngôi nhà. Mục tiêu của tôi là phải học tập thật chăm chỉ, kiếm được một công việc và nuôi sống gia đình tôi. Nếu tôi không làm được điều đó, cuộc sống của tôi chẳng còn ý nghĩa gì nữa”.
Tháng 9 năm 2007
“Với tôi, sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn không phải là bi kịch. Mà bi kịch sẽ là nếu tôi không thể thoát ra khỏi cuộc sống nông thôn. Tôi chắc chắn sẽ trở thành một cư dân thành thị sau khi rời giảng đường đại học”.
Tôi đã từng than phiền rằng Chúa thật không công bằng với tôi. Chúa để tôi được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng lúc này đây, tôi sẽ không nghĩ như vậy nữa. Gia đình đã khiến tôi trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn”.
Tháng 5 năm 2008
“Tôi không thể tin được để kiếm một công việc part-time lại khó khăn đến thế. Có đến 200 sinh viên đã nộp đơn để nhận làm tiếp tân bán thời gian. Tôi không tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra khi tôi tốt nghiệp nữa”.
Tháng 6 năm 2008
“Hôm nay tôi đã tham dự một hội chợ việc làm. Ở đó, số lượng sinh viên đi xin việc còn gấp 10 lần nhu cầu tuyển dụng. Sau khi vượt qua đám đông hỗn loạn xô đẩy, cuối cùng tôi cũng có cơ hội nói chuyện với một nhà quản lý tuyển dụng. Nhưng anh ta chỉ muốn nhân viên bán hàng và phát triển sản phẩm, đó không phải là chuyên ngành của tôi. Tôi đã trở về nhà và cảm thấy rất căng thẳng”.
Ngày 2 tháng 9 năm 2008
“Lòng kiêu hãnh của tôi rất mạnh mẽ. Tôi đã quá chăm lo cho bản thân. Tôi đã chọn bước vào giảng đường đại học thay vì trở thành một công nhân tha phương cầu thực, nhưng hiện nay gia đình tôi đang có những khoản nợ khổng lồ còn tôi thì không thể làm được bất cứ điều gì cho họ.
Nếu lúc này tôi đang đi làm, tôi đã có thể gửi tiền về nhà và mua những món quà cho bố mẹ tôi cũng như những đứa trẻ khác ở trong làng. Tôi đã phung phí rất nhiều tiền của và rồi thậm chí không học được điều gì có ích để mang lại cho tôi một công việc. Bây giờ đây, tôi rất hối tiếc vì đã lựa chọn con đường học hành”.
Ngày 9 tháng 10 năm 2008
“Tôi là một sinh viên đại học nhưng tôi lại không thể tìm thấy một việc làm. Làm sao tôi có thể quay trở lại làng của mình sau khi tôi tốt nghiệp đại học được? Tôi cảm thấy rất mệt, tôi muốn ngủ một giấc và không bao giờ còn thức dậy nữa. Tôi sẽ làm việc ư? Ai có thể cứu tôi? Ngoài bố mẹ ra, tôi không còn luyến tiếc gì trong thế giới này nữa”.
Ngày 18 tháng 10 năm 2008 - Trang nhật kí cuối cùng
“Tại sao lại quá khó như vậy?”