1 "Con Nhà Giàu" của nước nào "iu" nhất? Thu 03 Sep 2009, 15:23
TRANG.AK
Thành viên cấp 3
Cùng Ngắm Mưa Sao Băng là bộ phim được chuyển thể mới nhất từ bộ truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng Con Nhà Giàu (Hana Yori Dango) của tác giả Yoko Kamio. Đây là một trong số những bộ truyện tranh được yêu thích nhất tại Nhật và nhiều nước châu Á khác với số lượng phát hành đạt con số khổng lồ 54 triệu bản vào năm 2005. Cho tới nay, người hâm mộ điện ảnh Việt Nam đã được biết tên tới 4 phiên bản phim Hana Yori Dango, mỗi bản đều có những cái tên khác nhau rất ấn tượng như Boys Over Flower, Vườn Sao Băng… Hãy cùng chúng tớ điểm lại các gương mặt dễ thương này trên màn ảnh nhỏ các nước nhé.
Truyện tranh Con Nhà Giàu (Hana Yori Dango).
1. Về nhân vật Đạo Minh Tự:
Đạo Minh Tự của Trung Quốc được chuyển tên thành Vân Hải và do Trương Hán đóng đã bị cho là hình mẫu thiếu tính hung hăng, ngang bướng nhất so với truyện gốc. Người được chọn đóng vai Đạo Minh Tự trong phiên bản của Trung Quốc đại lục là một diễn viên mới chưa hề có “thành tích” diễn xuất nào.
Đạo Minh Tự của Đài Loan do Ngôn Thừa Húc đóng là hình mẫu gần gũi với nguyên tác nhất, và được coi là thành công nhất. Ngôn Thừa Húc từ ngoại hình cho tới tính cách lạnh lùng đều hoàn toàn phù hợp với vai diễn đầy cá tính, bướng bỉnh và đôi lúc hơi hung bạo này. Nụ cười Ngôn Thừc Húc vừa mang vẻ ngây thơ, đáng yêu lại vô cùng lãng tử và phong trần, chắc hẳn đã khiến nhiều cô gái phải ngất ngây.
Đạo Minh Tự của Hàn Quốc là một chàng trai vô cùng đáng yêu. Vai diễn đã lăng xê tên tuổi của Lee Min Ho – một diễn viên trẻ rất hiếm người biết tới trước đó – trở nên nổi tiếng khắp Hàn Quốc chỉ sau một đêm. Từ ngoại hình tới tính cách của nhân vật này đều cho thấy mẫu hình này hoàn toàn mâu thuẫn với nhân vật được thể hiện trong bộ truyện tranh của Nhật Bản: dịu dàng hơn và “đào hoa” hơn.
Đạo Minh Tự của Nhật Bản do Jun Matsumoto thủ vai hết sức gia trưởng, bạo lực, ánh mắt luôn cương quyết. Không cao, lại mang nhiều nét tính cách rất “xã hội đen”, luôn luôn nóng nảy, hấp tấp, lúc nào cũng như muốn “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”. Thế nhưng ngang tàng, cáu kỉnh bao nhiêu thì sau khi gặp Sam Thái, Đạo Minh Tự lại càng đáng yêu, càng si tình bấy nhiêu!
2. Về nhân vật Hoa Trạch Loại:
Hoa Trạch Loại của Trung Quốc do Du Hạo Minh đóng là một tài năng âm nhạc xuất chúng. Đổi tên thành Đoan Mộc Lỗi khôi ngô tuấn tú, lanh lợi, tài hoa. Gần như tất cả những từ tốt đẹp để miêu tả một chàng trai đều có thể dùng miêu tả Du Hạo Minh, không chỉ có ngoại hình ưa nhìn, anh còn biết chơi violin nữa.
Khi mới làm quen với H4, Sở Vũ Đàm (nhân vật nữ chính - Cỏ trong phim) có cảm tình với Đoan Mộc Lỗi nhưng rất tiếc, trong lòng anh chàng này, đã có hình bóng khác tên là Vu Hinh. Khán giả đã hết sức ngạc nhiên khi biết rằng tình yêu “trong mộng” của Hoa Trạch Loại Trung Quốc lại chính là cô giáo dạy nhạc Vu Hinh thay vì là “tiền bối” lớp trên trong bản gốc.
Hoa Trạch Loại của Đài Loan là một anh chàng trầm ngâm và do Châu Du Dân đóng. Thời gian đóng Vườn Sao Băng, Châu Du Dân vẫn còn đang là học sinh, cho nên anh chưa đủ kinh nghiệm diễn đạt hết được tình cảm của nhân vật. Dù vậy, Châu Du Dân lại mang vẻ trầm ngâm của Hoa Trạch Loại, đẹp trai nhưng lại luôn tử khép mình, khiến cho người xem không khỏi cảm thương.
Hoa Trạch Loại của Hàn Quốc (được đổi tên là Jihoo) là Hoa Trạch Loại đa tình nhất. Xét về mặt ngoại hình và tính cách thì Kim Hyun Joong khá giống với Hoa Trạch Loại trong phim. Cả Hyun Joong và Ji Hoo đều là những con người có tính cách rất kỳ lạ. Sự phức tạp của Ji Hoo được tạo nên bởi những suy nghĩ và tư tưởng rất sâu và hầu như không để lộ ra bên ngoài bao giờ. Ji Hoo và Hyun Joong giống nhau ở chỗ đối với người mình yêu, cả 2 người bọn họ đều hiếm khi thể hiện tình cảm bằng lời nói. Chúng ta chỉ có thể nhìn vào biểu hiện của họ để nhận biết được tình cảm của họ nằm ở mức độ nào.
Hoa Trạch Loại trong bản phim Nhật Bản do Shun Oguri diễn là mẫu hình chàng trai mảnh khảnh, mang dáng dấp một công tử điển hình. Ánh mắt đượm buồn, phong thái nghiêm nghị, trầm ngâm, nụ cười trầm buồn của Shun đã đưa hình ảnh một Hoa Trạch Loại hoàn toàn khác lên màn ảnh Nhật Bản.
3. Về nhân vật Tây Môn
Tây Môn của Trung Quốc do Châu Tử Kiêu vào vai là một Tây Môn với đời sống tình cảm vô cùng phức tạp. Chưa từng có kinh nghiệm diễn xuất, chỉ với ngoại hình khá hấp dẫn, cao “ngất ngưởng”, lại có vẻ tuấn tú, Châu Tử Kiêu đã được đài truyền hình Hồ Nam chọn vào vai Tây Môn. Trong phim Tây Môn sẽ rơi vào cuộc tính tay ba giữa Đạo Minh Tự, Sam Thái và Hoa Trạch Loại.
Tây Môn của Đài Loan thì chẳng giống công tử nhà giàu chút nào. Đeo kính kiểu trí thức nho nhã, Tây Môn chẳng có gì là vẻ cậu ấm cô chiêu của các nhà quyền quý mà giống một chàng mọt sách hơn, đây cũng là nhân vật ít nổi bật nhất trong số các thành viên F4.
Tây Môn của Hàn Quốc được coi là đẹp trai nhất trong số các diễn viên vào vai này. Vào vai một chàng trai đào hoa đa tình như Yi Jung trong BOF, Kim Bum đã hoàn toàn tiêu diệu gọn gàng trái tim của khán giã nữ. Kim Bum đã khắc họa nên một hình tượng Tây Môn vừa nho nhã, lại thông minh, nhưng cũng rất điềm đạm. BOF đã đưa địa vị của Kim Bum từ một diễn viên tuổi teens trở thành một trong những ngôi sao dẫn đầu trong thế hệ mới của làn sóng Hallyu.
Tây Môn của Nhật Bản do Shota Matsuda đòng thì mang một vẻ khôi ngô đậm chất cổ điển Nhật Bản, khác hoàn toàn với bản chất một cậu quý công tử giàu có.
4. Bàn về nhân vật Mỹ Tác:
Mỹ Tác của Trung Quốc do Ngụy Thần đóng là một Mỹ Tác điềm đạm, dù hay bỡn cợt sự đời, nhưng lại đầy lòng trắc ẩn, cẩn thận và biết quan tâm tới người khác. Ngoài đời Ngụy Thần cũng mang vẻ điềm đạm nho nhã ít nói như vậy nên rất phù hợp với mẫu hình Mỹ Tác này. Ngay trong vài tập đầu phát sóng, khán giả vô cùng thích thú khi chứng kiến cảnh anh chàng Diệp Sóc bị dính ngay vào tiếng sét ái tình với chị gái đại ca H4. Đó là một trong những nét thay đổi bất ngờ gây nhiều tranh cãi của phiên bản Trung này so với nguyên tác.
Mỹ Tác của Đài Loan do Ngô Kiến Hào vào vai. Anh đã khắc họa lên một hình ảnh Mỹ Tác hào hoa, ham chơi, hào phóng nhưng rất tử tế.
Mỹ Tác của Hàn quốc được coi là Mỹ Tác đẹp trai nhất (tên gọi trong phiên bản này là Woo Bin do Kim Joon thủ vai). Ngoại hình và tính cách của Kim Joon có vẻ rất ăn ý với mẫu hình này trong truyện tranh. Mặc dù là lần đầu tiên tham gia đóng phim nhưng khả năng diễn xuất của anh quả là không tồi chút nào. Nét đẹp trai cùng với một chút ngỗ ngược trong cách ứng xử, Kim Joon đã giúp hình tượng về cậu công tử biết trọng nghĩa khí, quý trọng tình bạn từ đó mà càng đi sâu vào lòng người xem.
Mỹ Tác của Nhật Bản do Tsuyoshi Abe vào vai là mẫu hình khiến người ta cười nhiều nhất. Vừa thiếu nét cuốn hút như trong nguyên tác, lại vừa thiếu một số đức tính đặc trưng, thế nhưng Abe đã chứng tỏ khả năng diễn xuất không thể chê vào đâu được. Hơn nữa, cách thể hiện khá hài hước và ngộ nghĩnh của Tsuyoshi Abe trong phim khiến người xem có những giờ phút thật vui vẻ sảng khoái.
5. Bàn về nhân vật Sam Thái
Một Sam Thái ngây thơ của truyền hình Trung Quốc do Trịnh Sảng thể hiện. Dù có nhiều thay đổi so với nguyên tác nhưng chắc hẳn vai diễn này sẽ không khiến cho khán giả thất vọng. Bởi vì phong thái rất đáng yêu của Trịnh Sảng sẽ khiến bạn ngỡ ngàng và chấp nhận những thay đổi lạ lùng nhưng được giải thích rất hợp lý trong BOF Trung.
Sam Thái của Đài Loan là Sam Thái thành công nhất. Bên ngoài, người ta thấy một hình ảnh Sam Thái dịu dàng, yếu ớt và luôn cần chở che, nhưng bên trong, khán giả phát hiện ra rằng Sam Thái lại vô cùng mạnh mẽ và giàu ý chí, dám đấu tranh cho điều mình tin tưởng, thể hiện nghị lực và sức sống phi thường của một loại Cỏ dại. Vì vậy Đại S được nhiều người bình chọn là diễn viên vào vai Sam Thái thành công nhất trong 4 phiên bản.
Sam Thái của Hàn Quốc do Goo Hye Sun đóng dù bị chê ở tập đầu tiên nhưng sau đó cô đã nhận được nhiều lời khen về khả năng diễn xuất của mình. Nhân vật Jang Di của Hye Sun còn bị phê bình là quá yếu đuối so với nhân vật gốc.
Một Sam Thái của Nhật Bản được coi là dịu dàng nhất trong tất cả các đời “Sam Thái”. Cỏ dại Sam Thái trong phiên bản Nhật Bản so với nguyên tác có phần dịu dàng hơn, cho nên thiếu đi nét cửng rắn của Cỏ. Dù trong phim cũng thể hiện được nét kiên cường dũng cảm của Sam Thái, nhưng có vẻ như phiên bản này miêu tả Sam Thái dễ bị bắt nạt nhất!
Tuy rằng mỗi phim đều có tên khác nhau, diễn viên, phong cách diễn xuất cũng khác nhau nhưng chắc hẳn tất cả đều gây ấn tượng với người xem. Đặc biệt, bộ phim là một điểm nhấn cho các tài năng trẻ nở rộ sau đó, nó đánh dấu một bước ngoặt to lớn cho sự nghiệp của toàn bộ dàn diễn viên chính mà điển hình nhất là bốn chàng trai và cô gái “vàng” của phim. Còn bạn, bạn thì thấy thích nhân vật BOF của nước nào hơn cả ?
Truyện tranh Con Nhà Giàu (Hana Yori Dango).
1. Về nhân vật Đạo Minh Tự:
Đạo Minh Tự của Trung Quốc được chuyển tên thành Vân Hải và do Trương Hán đóng đã bị cho là hình mẫu thiếu tính hung hăng, ngang bướng nhất so với truyện gốc. Người được chọn đóng vai Đạo Minh Tự trong phiên bản của Trung Quốc đại lục là một diễn viên mới chưa hề có “thành tích” diễn xuất nào.
Đạo Minh Tự của Đài Loan do Ngôn Thừa Húc đóng là hình mẫu gần gũi với nguyên tác nhất, và được coi là thành công nhất. Ngôn Thừa Húc từ ngoại hình cho tới tính cách lạnh lùng đều hoàn toàn phù hợp với vai diễn đầy cá tính, bướng bỉnh và đôi lúc hơi hung bạo này. Nụ cười Ngôn Thừc Húc vừa mang vẻ ngây thơ, đáng yêu lại vô cùng lãng tử và phong trần, chắc hẳn đã khiến nhiều cô gái phải ngất ngây.
Đạo Minh Tự của Hàn Quốc là một chàng trai vô cùng đáng yêu. Vai diễn đã lăng xê tên tuổi của Lee Min Ho – một diễn viên trẻ rất hiếm người biết tới trước đó – trở nên nổi tiếng khắp Hàn Quốc chỉ sau một đêm. Từ ngoại hình tới tính cách của nhân vật này đều cho thấy mẫu hình này hoàn toàn mâu thuẫn với nhân vật được thể hiện trong bộ truyện tranh của Nhật Bản: dịu dàng hơn và “đào hoa” hơn.
Đạo Minh Tự của Nhật Bản do Jun Matsumoto thủ vai hết sức gia trưởng, bạo lực, ánh mắt luôn cương quyết. Không cao, lại mang nhiều nét tính cách rất “xã hội đen”, luôn luôn nóng nảy, hấp tấp, lúc nào cũng như muốn “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”. Thế nhưng ngang tàng, cáu kỉnh bao nhiêu thì sau khi gặp Sam Thái, Đạo Minh Tự lại càng đáng yêu, càng si tình bấy nhiêu!
2. Về nhân vật Hoa Trạch Loại:
Hoa Trạch Loại của Trung Quốc do Du Hạo Minh đóng là một tài năng âm nhạc xuất chúng. Đổi tên thành Đoan Mộc Lỗi khôi ngô tuấn tú, lanh lợi, tài hoa. Gần như tất cả những từ tốt đẹp để miêu tả một chàng trai đều có thể dùng miêu tả Du Hạo Minh, không chỉ có ngoại hình ưa nhìn, anh còn biết chơi violin nữa.
Khi mới làm quen với H4, Sở Vũ Đàm (nhân vật nữ chính - Cỏ trong phim) có cảm tình với Đoan Mộc Lỗi nhưng rất tiếc, trong lòng anh chàng này, đã có hình bóng khác tên là Vu Hinh. Khán giả đã hết sức ngạc nhiên khi biết rằng tình yêu “trong mộng” của Hoa Trạch Loại Trung Quốc lại chính là cô giáo dạy nhạc Vu Hinh thay vì là “tiền bối” lớp trên trong bản gốc.
Hoa Trạch Loại của Đài Loan là một anh chàng trầm ngâm và do Châu Du Dân đóng. Thời gian đóng Vườn Sao Băng, Châu Du Dân vẫn còn đang là học sinh, cho nên anh chưa đủ kinh nghiệm diễn đạt hết được tình cảm của nhân vật. Dù vậy, Châu Du Dân lại mang vẻ trầm ngâm của Hoa Trạch Loại, đẹp trai nhưng lại luôn tử khép mình, khiến cho người xem không khỏi cảm thương.
Hoa Trạch Loại của Hàn Quốc (được đổi tên là Jihoo) là Hoa Trạch Loại đa tình nhất. Xét về mặt ngoại hình và tính cách thì Kim Hyun Joong khá giống với Hoa Trạch Loại trong phim. Cả Hyun Joong và Ji Hoo đều là những con người có tính cách rất kỳ lạ. Sự phức tạp của Ji Hoo được tạo nên bởi những suy nghĩ và tư tưởng rất sâu và hầu như không để lộ ra bên ngoài bao giờ. Ji Hoo và Hyun Joong giống nhau ở chỗ đối với người mình yêu, cả 2 người bọn họ đều hiếm khi thể hiện tình cảm bằng lời nói. Chúng ta chỉ có thể nhìn vào biểu hiện của họ để nhận biết được tình cảm của họ nằm ở mức độ nào.
Hoa Trạch Loại trong bản phim Nhật Bản do Shun Oguri diễn là mẫu hình chàng trai mảnh khảnh, mang dáng dấp một công tử điển hình. Ánh mắt đượm buồn, phong thái nghiêm nghị, trầm ngâm, nụ cười trầm buồn của Shun đã đưa hình ảnh một Hoa Trạch Loại hoàn toàn khác lên màn ảnh Nhật Bản.
3. Về nhân vật Tây Môn
Tây Môn của Trung Quốc do Châu Tử Kiêu vào vai là một Tây Môn với đời sống tình cảm vô cùng phức tạp. Chưa từng có kinh nghiệm diễn xuất, chỉ với ngoại hình khá hấp dẫn, cao “ngất ngưởng”, lại có vẻ tuấn tú, Châu Tử Kiêu đã được đài truyền hình Hồ Nam chọn vào vai Tây Môn. Trong phim Tây Môn sẽ rơi vào cuộc tính tay ba giữa Đạo Minh Tự, Sam Thái và Hoa Trạch Loại.
Tây Môn của Đài Loan thì chẳng giống công tử nhà giàu chút nào. Đeo kính kiểu trí thức nho nhã, Tây Môn chẳng có gì là vẻ cậu ấm cô chiêu của các nhà quyền quý mà giống một chàng mọt sách hơn, đây cũng là nhân vật ít nổi bật nhất trong số các thành viên F4.
Tây Môn của Hàn Quốc được coi là đẹp trai nhất trong số các diễn viên vào vai này. Vào vai một chàng trai đào hoa đa tình như Yi Jung trong BOF, Kim Bum đã hoàn toàn tiêu diệu gọn gàng trái tim của khán giã nữ. Kim Bum đã khắc họa nên một hình tượng Tây Môn vừa nho nhã, lại thông minh, nhưng cũng rất điềm đạm. BOF đã đưa địa vị của Kim Bum từ một diễn viên tuổi teens trở thành một trong những ngôi sao dẫn đầu trong thế hệ mới của làn sóng Hallyu.
Tây Môn của Nhật Bản do Shota Matsuda đòng thì mang một vẻ khôi ngô đậm chất cổ điển Nhật Bản, khác hoàn toàn với bản chất một cậu quý công tử giàu có.
4. Bàn về nhân vật Mỹ Tác:
Mỹ Tác của Trung Quốc do Ngụy Thần đóng là một Mỹ Tác điềm đạm, dù hay bỡn cợt sự đời, nhưng lại đầy lòng trắc ẩn, cẩn thận và biết quan tâm tới người khác. Ngoài đời Ngụy Thần cũng mang vẻ điềm đạm nho nhã ít nói như vậy nên rất phù hợp với mẫu hình Mỹ Tác này. Ngay trong vài tập đầu phát sóng, khán giả vô cùng thích thú khi chứng kiến cảnh anh chàng Diệp Sóc bị dính ngay vào tiếng sét ái tình với chị gái đại ca H4. Đó là một trong những nét thay đổi bất ngờ gây nhiều tranh cãi của phiên bản Trung này so với nguyên tác.
Mỹ Tác của Đài Loan do Ngô Kiến Hào vào vai. Anh đã khắc họa lên một hình ảnh Mỹ Tác hào hoa, ham chơi, hào phóng nhưng rất tử tế.
Mỹ Tác của Hàn quốc được coi là Mỹ Tác đẹp trai nhất (tên gọi trong phiên bản này là Woo Bin do Kim Joon thủ vai). Ngoại hình và tính cách của Kim Joon có vẻ rất ăn ý với mẫu hình này trong truyện tranh. Mặc dù là lần đầu tiên tham gia đóng phim nhưng khả năng diễn xuất của anh quả là không tồi chút nào. Nét đẹp trai cùng với một chút ngỗ ngược trong cách ứng xử, Kim Joon đã giúp hình tượng về cậu công tử biết trọng nghĩa khí, quý trọng tình bạn từ đó mà càng đi sâu vào lòng người xem.
Mỹ Tác của Nhật Bản do Tsuyoshi Abe vào vai là mẫu hình khiến người ta cười nhiều nhất. Vừa thiếu nét cuốn hút như trong nguyên tác, lại vừa thiếu một số đức tính đặc trưng, thế nhưng Abe đã chứng tỏ khả năng diễn xuất không thể chê vào đâu được. Hơn nữa, cách thể hiện khá hài hước và ngộ nghĩnh của Tsuyoshi Abe trong phim khiến người xem có những giờ phút thật vui vẻ sảng khoái.
5. Bàn về nhân vật Sam Thái
Một Sam Thái ngây thơ của truyền hình Trung Quốc do Trịnh Sảng thể hiện. Dù có nhiều thay đổi so với nguyên tác nhưng chắc hẳn vai diễn này sẽ không khiến cho khán giả thất vọng. Bởi vì phong thái rất đáng yêu của Trịnh Sảng sẽ khiến bạn ngỡ ngàng và chấp nhận những thay đổi lạ lùng nhưng được giải thích rất hợp lý trong BOF Trung.
Sam Thái của Đài Loan là Sam Thái thành công nhất. Bên ngoài, người ta thấy một hình ảnh Sam Thái dịu dàng, yếu ớt và luôn cần chở che, nhưng bên trong, khán giả phát hiện ra rằng Sam Thái lại vô cùng mạnh mẽ và giàu ý chí, dám đấu tranh cho điều mình tin tưởng, thể hiện nghị lực và sức sống phi thường của một loại Cỏ dại. Vì vậy Đại S được nhiều người bình chọn là diễn viên vào vai Sam Thái thành công nhất trong 4 phiên bản.
Sam Thái của Hàn Quốc do Goo Hye Sun đóng dù bị chê ở tập đầu tiên nhưng sau đó cô đã nhận được nhiều lời khen về khả năng diễn xuất của mình. Nhân vật Jang Di của Hye Sun còn bị phê bình là quá yếu đuối so với nhân vật gốc.
Một Sam Thái của Nhật Bản được coi là dịu dàng nhất trong tất cả các đời “Sam Thái”. Cỏ dại Sam Thái trong phiên bản Nhật Bản so với nguyên tác có phần dịu dàng hơn, cho nên thiếu đi nét cửng rắn của Cỏ. Dù trong phim cũng thể hiện được nét kiên cường dũng cảm của Sam Thái, nhưng có vẻ như phiên bản này miêu tả Sam Thái dễ bị bắt nạt nhất!
Tuy rằng mỗi phim đều có tên khác nhau, diễn viên, phong cách diễn xuất cũng khác nhau nhưng chắc hẳn tất cả đều gây ấn tượng với người xem. Đặc biệt, bộ phim là một điểm nhấn cho các tài năng trẻ nở rộ sau đó, nó đánh dấu một bước ngoặt to lớn cho sự nghiệp của toàn bộ dàn diễn viên chính mà điển hình nhất là bốn chàng trai và cô gái “vàng” của phim. Còn bạn, bạn thì thấy thích nhân vật BOF của nước nào hơn cả ?