1 Đọc đy mà suy nghĩ Wed 16 Dec 2009, 01:07
°ღ-‘๑’-Bym†Bym-‘๑’-ღ°
Thành viên cấp 3
MÁI TÓC
Tôi mê mẫn nhìn hai mẹ con có mái tóc mượt mà, buông xuống lưng như dòng suối. Suối tóc ấy khuất dần vào Trung tâm ung bướu.
Mười ngày sau, tôi sững sờ khi gặp lại họ. Suối tóc biến mất. Hai cái đầu nhẵn thín lấp ló dưới vành mũ.
Tôi thở dài thương xót: "Tội nghiệp, hai mẹ con mang bệnh nặng!".
Cô bé tuổi trăng tròn, hồn nhiên:
-Mẹ cháu bắt chước cạo trọc đầu!
-Thi tóc ai mọc nhanh hơn con nhé!
Đêm đêm, người mẹ lén cạo tóc để chờ tóc con mọc trước...
Đánh Đổi
Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chật. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.
Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.
Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa.
Tro Ấm
Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.
Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt. Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
"Ông ơi vào ăn cơm"
Cả nhà tôi đều im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!
Bàn Tay
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình **ng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
Câu Hỏi
Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
Cuối buổi học.
- Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
- Hát đi cô.
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài "Đi học về".
- Hát theo cô nè... Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen...
Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
- Tao không có ba mẹ thì chào ai?
- ...
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.
Ba Và Mẹ
Mẹ xuất thân gia đình trí thức nghèo, yêu thích thơ, văn. Ba tuy cũng được học nhưng là con nhưng là con nông “chánh hiệu”.
Mẹ sâu sắc, tinh tế. Ba chất phác, hiền hòa.
Mỗi khi ba mẹ đấu lý, chị em nó thường ủng hộ mẹ, phản đối ba. Mẹ luôn đúng và thắng.
Hôm ba bệnh nặng, cả nhà lo lắng vào ra bệnh viện.
Tối ba nói sảng điều gì đó không ai hiểu. Nhưng lần đầu tiên nó nghe mẹ nói “Đúng! Ông nói đúng…” Quay đi, mẹ sụt sùi. Nó thút thít khóc.
Cái Nụ
Cái Nụ là con nuôi. Mẹ Hà cho tôi và Nụ cùng đi học. Tôi thường đỏng đảnh, đố kỵ Nụ. Điều đáng ghét là Nụ vẽ rất đẹp. Những bức vẽ của nó như có hồn hoa lá, lời biển cả…
Lớn. Tôi du học, lấy chồng sinh con, định cư bên ấy. Ngày về thăm mẹ, mẹ đã già và mất trí trong lần tai nạn. Mẹ nhìn tôi xa lạ, rồi ôm chầm lấy Nụ, vỗ vào lưng nó:
-Ngoan nào, bé Thảo cưng của mẹ, nín đi… mai mẹ cõng con đi xem hội làng đêm trăng… “tùng dinh dinh là tùng dinh dinh, có con sư tử vui múa quanh vòng quanh”.
Câu hát như hàng vạn mũi kim châm vào tim tôi ứa máu.
Quà sinh nhật
Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?”
Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: “Sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến…
Bố là mẹ
Tôi mồ côi mẹ từ nhỏ. Hôm nay sau giờ giảng, tôi hát cho các em nghe… “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi…”
Tôi nói với các em: “ Chúng ta thật hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ”.
Có tiếng khóc ở góc lớp. Tôi đến cạnh em hỏi:
- Sao con khóc?
- Con nhớ Mẹ! Đứa bé đáp ngập ngừng.
- Mẹ đâu?
Nhìn theo tay đứa bé, tôi thấy một người đàn ông nước da đen sạm đang đứng trước cổng trường.
Bà tôi
Thủa ấy khổ lắm, hàng năm vào tháng bảy mưa dầm, nhà túng thiếu phải vay hàng xóm từng bơ gạo. Mẹ thường nấu cơm nhão cho Bà dễ ăn. Tôi cằn nhằn mẹ. Bà bảo đi xin miếng vôi trầu. Tôi ấm ứ. Bà lọm khọm chống gậy đi. Khi về trời mưa Bà ốm cả tuần. Mẹ nấu cháo cho Bà, khói se mắt, chặc lưỡi: Bà già rồi mà còn khổ!
Bà mất. Tôi xa nhà, ăn cơm bụi chợt thấy dáng ai còng - miếng cơm bỗng khô khốc, quán không khói mà cay cay .
Chị hai
Thuở đôi mươi, tôi hay theo bạn bè la cà nhậu nhẹt, đánh nhau. Khuya, chị Hai ra đường kiếm, năn nỉ bạn bè kéo tôi về, tôi gắt ầm ĩ. Bao giờ trên bàn cũng còn mâm cơm tươm tất, bên gường sẵn ly nước chanh.
Sáng dậy, tôi lủi lẹ ra quán cà phê, tránh nghe bài đạo đức và nước mắt của chị.
Chị mất. Tôi tự do. Đêm về khuya, anh và chị dâu ngon giấc. Bàn ăn trống trơn. Bàn thờ lạnh ngắt. Thắp nén nhang cho chị, tôi chợt thèm nghe giọng nói cằn nhằn quen thuộc.
Cổng trường
Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.
"Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu.
"Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đâu đấy".
"Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy...
...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".
Em ác lắm
Anh lớn hơn tôi mười tuổi, chuyện tình yêu của chúng tôi rất đầm ấm, ngọt ngào và đẹp như bao cặp tình nhân khác. Một hôm tôi nũng nịu đòi anh cho xem những lá thư mà anh và người yêu cũ viết. Một phần sợ mất tôi, một phần chiều tôi vì yêu tôi anh gượng gạo đưa cho tôi xem. Nhưng anh lại dúi dúi cất giữ một lá thư khác. Thấy anh dấu tôi nằn nặc đòi xem cho được. Cầm trên tay tấm hình chị ấy và bức thư tình, sự ích kỉ, lòng ghen tuông, và chút nhỏ nhen của con nít trong tôi nổi lên. Tôi đưa lại cho anh và bảo : " Anh phải đốt cái này cơ". Rồi anh cũng làm theo ý tôi, anh đau khổ quặng thắt đốt và ngồi nhìn đống tro tàn, lòng đau đớn quay sang nói với tôi : " Em ác lắm". Còn tôi, nét khoái trá lộ rỏ trên gương mặt trẻ con của tôi, tôi thoả thích lắm vì giờ đây trong anh chỉ có hình bóng của tôi.
Và giờ đây, những ngày tiếp sau đó, tôi mới thâu hiểu sự đau khổ, trăn trở khi đã thật sự mất anh rồi!
Người vợ thực dụng
14-2 năm đó tôi nhận được quà của anh, tôi hăm hở mở ra xem. Tôi bất ngờ vì mình nhận được một con gấu bông, lông nâu mượt mà, màu hồng nhạt. Tôi lật tới lật lui con gấu bông, soi mói. Tôi tháo chiếc nơ xinh xinh trên cổ nó ra, bẻ tay , bẻ chân bẻ đầu xem mong tìm được ẩn ý trong đó.
Thưồng thì mỗi năm tôi luôn nhận được hộp trang điểm, đồng hồ đắt tiền, hoặc lắc đeo tay... rất giá trị. Tôi thấy hành động mình không thật lố bịt, tôi liền nói một câu gỡ gạt " Anh dấu chiếc nhẫn kim cương đâu rồi". Thấy anh sốt ruột với cử chỉ của tôi. Anh nhẹ nhàng từ tốn cầm chú gấu lên, sửa lại cái nơ lúc nãy tôi tháo ra cho ngay ngắn rùi bóp nhẹ vào giữa ngực con gấu. Lúc đó có một giọng hoan hỉ thốt ra" I LOVE U", "I LOVE U" .... Tôi ngượng chín cả người trong ánh mắt ấp áp dịu hiền của anh nhìn tôi, tôi nào đâu bít hạnh phúc từ những điều đơn giản như thế.
Phải rồi, cũng đã hai mươi năm còn gì........!
Anh yêu em vì anh ghét em
Hồi ấy chúng tôi cùng học chung một giảng đường đại học, tôi bị hút hồn ngay từ ánh mắt đầu tiên của em, em có mái tóc óng mượt chấm bờ vai, nụ cưới xinh xinh. Thế là tôi xin một chổ để được ngồi gần em, tôi hạnh phúc vì điều đó.
Thật là không hỉu sau, em lại thích thằng bạn ngồi kế bên tôi, lúc nào em cũng quay xuống với nụ cười thật tươi nhưng lại không phải cho tôi. Những lúc như thế tôi muốn hét lên cho em biết là "TÔI ĐANG GHEN ĐÓ, EM CÓ BIẾT KHÔNG"!!!!
Cuối học kì em cho tôi mượn sách để làm đề tài, tôi bỏ đó không xem, chỉ mở ra trang đầu ở bìa sách và ghi bằng bút đỏ" TÔI YÊU EM VÌ TÔI GHÉT EM". Tôi thật ngây ngô đâu có biết rằng phía sau cuốn sách em viết" Anh là người em thích đó, đồ ngốc!"
Bây giờ đi dự đám cưới em tôi mới nhận ra điều đó, có phải tôi quá ngốc đúng không?!