1 2010: Sẽ không còn kỳ thi tuyển sinh ĐH? Mon 21 Dec 2009, 17:41
Nguyễn Mạnh Chipstyle
Thành viên cấp 4
TTO - Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức vào tuần thứ hai tháng sáu hàng năm dự kiến từ năm 2010. Về hình thức, kỳ thi này không khác mấy với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009. Nhưng kết quả kỳ thi dùng đề xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH.
Các trường ĐH thông báo môn xét tuyển và các điều kiện xét tuyển 6 tháng trước kỳ thi chung này. Nếu mọi thứ sẵn sàng, sẽ không còn kỳ thi tuyển sinh ĐH như hiện tại.
Thi bao nhiêu môn? Ai sẽ được tham dự kỳ thi chung quốc gia này? Việc xét tốt nghiệp thực hiện như thế nào? Nhiều điểm mới về kỳ thi này đã được bàn góp tại hội thảo Xây dựng qui chế kỳ thi THPT quốc gia do bộ GD-ĐT tổ chức tại TP.HCM với sự tham dự của đại diện sở GD-ĐT các tỉnh miền đông, miền Tây Nam bộ và TP.HCM sáng 27-4.
18 điểm sáu môn thi có thể được công nhận tốt nghiệp
Theo thông tin từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, trong những năm đầu, ba môn: văn, toán và ngoại ngữ bắt buộc, bộ sẽ qui định một môn, thí sinh được tự chọn hai môn. Thí sinh không học chương trình ngoại ngữ bảy năm có thể được thi môn thay thế. Những năm sau đó, ngoài ba môn bắt buộc, thí sinh được tự chọn cả ba môn còn lại.
Việc mở rộng môn tự chọn này để mở rộng cửa xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ từ kết quả kỳ thi chung. Sáu môn thi trước mắt nằm trong tám môn văn, sử, địa, toán, lý, hóa, sinh và ngoại ngữ; sau này có thể mở rộng các môn tự chọn thêm các môn tin học, giáo dục công dân…
Điểm mới từ dự thảo này, ngoài những thí sinh hoàn thành chương trình lớp 12 THPT hoặc tương đương dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ cùng năm còn có đối tượng đã tốt nghiệp THPT dự thi chỉ với mục đích xét tuyển vào ĐH-CĐ. Như vậy, những người đã tốt nghiệp các năm trước (khi chưa có kỳ thi THPT quốc gia) muốn dự tuyển vào ĐH-CĐ sẽ đăng ký tham gia kỳ thi này để được xét tuyển.
Về hình thức, kỳ thi quốc gia này vẫn giữ ổn định hình thức các kỳ thi từ năm 2007 đến nay. Bốn môn ngoại ngữ, lý, hóa, sinh thi theo hình thức trắc nghiệm, các môn còn lại thi theo hình thức tự luận. Đây là kỳ thi chung để xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH-CĐ nên đề thi cũng có nhiều thay đổi.
Dù vẫn bám theo chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT nhưng trong đề sẽ có 60% theo những kiến thức cơ bản đảm bảo cho những HS trung bình có thể đủ điểm tốt nghiệp. 40% còn lại kiểm tra kiến thức THPT có nâng cao để phân loại thí sinh khi xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ.
Đề thi đối với hệ giáo dục thường xuyên (GDTX) cũng sẽ có 60% điểm số rơi vào phần kiến thức cơ bản trong chương trình GDTX, 40% còn lại là phần kiến thức nâng cao và người học GDTX được xét tuyển vào ĐH- CĐ như HSPT. 60% điểm số bài thi ở mức cơ bản đề xét tốt nghiệp, tương ứng tổng điểm đối đa phần đề này là 36 điểm. Theo dự thảo này, điểm được công nhận tốt nghiệp THPT ở kỳ là 18 điểm sáu môn thi (không có môn nào bị điểm 0). Thí sinh loại khá phải đạt tổng điểm sáu môn trên 32 điểm và phải trên 46 đối với loại giỏi.
Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia nhưng không đủ điểm tốt nghiệp sẽ được bảo lưu kết quả thi trong ba năm (đối với các môn từ 5 điểm trở lên). Thí sinh hoàn thành chương trình lớp 12 nhưng không tham dự kỳ thi quốc gia này sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.
Dễ đậu nhưng khó được công nhận khá, giỏi?
Góp ý dự thảo, nhiều ý kiến đồng tình với mức điểm công nhận tốt nghiệp từ 18 điểm nhưng còn nhiều băn khoăn xuang quanh việc tính điểm khuyến khích và mức điểm xếp loại tốt nghiệp khá, giỏi.
Theo dự thảo qui chế, những thí sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi, người có chứng chỉ A ngoại ngữ trong quá trình học phổ thông… có thể được được cộng từ 1-2 điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp. Người có chứng chỉ nghề phổ thông (tùy xếp loại) cũng sẽ được cộng 1-2 điểm. Thí sinh được hưởng nhiều điểm khuyến khích sẽ được cộng tối đa không quá 4 điểm khi xét tốt nghiệp THPT. Nhiều ý kiến các sở GD-ĐT Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… cho rằng mức điểm này quá cao so với mức điểm xét tốt nghiệp chỉ có 18.
Trong khi đó, điểm xếp loại khá giỏi theo dự thảo này có thể gây thiệt thòi cho HS. Đề thi kỳ thi THPT quốc gia sẽ dùng để xét vào ĐH sẽ khó có điểm giỏi (8 điểm trở lên), mức điểm 46 điểm/sáu môn để được công nhận tốt nghiệp giỏi sẽ khó đạt hơn với HS nếu với mức 48 điểm kỳ thi tốt nghiệp hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng: cùng với thay đổi điểm tốt nghiệp từ 30 xuống còn 18 phải điều chỉnh cách tính điểm các diện tốt nghiệp. Có thể thấy, với những điểm này, bình quân ba điểm mỗi môn, thí sinh đã có thể “qua cầu” ở kỳ thi tốt nghiệp nhưng rất khó đạt điểm số cao để được công nhận tốt nghiệp khá giỏi.
Thanh tra: hai thành một?
Đại diện Sở GD-ĐT Tiền Giang có ý kiến: lực lượng than tra của bộ làm rất tốt nhiệm vụ của mình những năm trước. Nhưng từ năm 2008, khi không khí “hai không” không còn quyết liệt như trước, trách nhiệm của thanh tra bộ cũng mờ nhạt. Bản thân lực lượng thanh tra ủy quyền huy động từ các trường ĐH cũng không hết nhiệt tình vì suy cho cùng thi tốt nghiệp THPT không phải việc của các trường ĐH.
Kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi quan trọng, trong đó, bản thân các trường ĐH cũng tìm thấy quyền lợi của mình ở đó. Khâu thanh tra thật chặt chẽ, hiệu quả hơn. Ý kiến từ Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho rằng: thực tế kỳ thi tốt nghiệp có hai lực lượng thanh tra, thanh tra của sở và thanh tra bộ. Bản thân thanh tra sở có thể do nể nang hoặc vướng víu nhiều quan hệ nên việc đôn đốc xử lý sai phạm chưa triệt để. Cũng có ý kiến quan ngại về tình trạng thanh tra sở tại biến thành “lực lượng cảnh giới” báo nguy cho các hội đồng thi đối phó với thanh tra bộ.
Vậy nên chăng có có một lực lượng thanh tra duy nhất thuộc bộ. Lực lượng này có thể huy động từ các trường ĐH, CĐ; có thể các sở sẽ lập danh sách thanh tra gửi lên bộ và bộ có thể điều chéo sang làm công tác thanh tra thi ở địa phương khác để đảm bảo hiệu quả công tác thanh tra cho kỳ thi chung?
Các trường ĐH thông báo môn xét tuyển và các điều kiện xét tuyển 6 tháng trước kỳ thi chung này. Nếu mọi thứ sẵn sàng, sẽ không còn kỳ thi tuyển sinh ĐH như hiện tại.
Thi bao nhiêu môn? Ai sẽ được tham dự kỳ thi chung quốc gia này? Việc xét tốt nghiệp thực hiện như thế nào? Nhiều điểm mới về kỳ thi này đã được bàn góp tại hội thảo Xây dựng qui chế kỳ thi THPT quốc gia do bộ GD-ĐT tổ chức tại TP.HCM với sự tham dự của đại diện sở GD-ĐT các tỉnh miền đông, miền Tây Nam bộ và TP.HCM sáng 27-4.
18 điểm sáu môn thi có thể được công nhận tốt nghiệp
Theo thông tin từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, trong những năm đầu, ba môn: văn, toán và ngoại ngữ bắt buộc, bộ sẽ qui định một môn, thí sinh được tự chọn hai môn. Thí sinh không học chương trình ngoại ngữ bảy năm có thể được thi môn thay thế. Những năm sau đó, ngoài ba môn bắt buộc, thí sinh được tự chọn cả ba môn còn lại.
Việc mở rộng môn tự chọn này để mở rộng cửa xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ từ kết quả kỳ thi chung. Sáu môn thi trước mắt nằm trong tám môn văn, sử, địa, toán, lý, hóa, sinh và ngoại ngữ; sau này có thể mở rộng các môn tự chọn thêm các môn tin học, giáo dục công dân…
Điểm mới từ dự thảo này, ngoài những thí sinh hoàn thành chương trình lớp 12 THPT hoặc tương đương dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ cùng năm còn có đối tượng đã tốt nghiệp THPT dự thi chỉ với mục đích xét tuyển vào ĐH-CĐ. Như vậy, những người đã tốt nghiệp các năm trước (khi chưa có kỳ thi THPT quốc gia) muốn dự tuyển vào ĐH-CĐ sẽ đăng ký tham gia kỳ thi này để được xét tuyển.
Về hình thức, kỳ thi quốc gia này vẫn giữ ổn định hình thức các kỳ thi từ năm 2007 đến nay. Bốn môn ngoại ngữ, lý, hóa, sinh thi theo hình thức trắc nghiệm, các môn còn lại thi theo hình thức tự luận. Đây là kỳ thi chung để xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH-CĐ nên đề thi cũng có nhiều thay đổi.
Dù vẫn bám theo chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT nhưng trong đề sẽ có 60% theo những kiến thức cơ bản đảm bảo cho những HS trung bình có thể đủ điểm tốt nghiệp. 40% còn lại kiểm tra kiến thức THPT có nâng cao để phân loại thí sinh khi xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ.
Đề thi đối với hệ giáo dục thường xuyên (GDTX) cũng sẽ có 60% điểm số rơi vào phần kiến thức cơ bản trong chương trình GDTX, 40% còn lại là phần kiến thức nâng cao và người học GDTX được xét tuyển vào ĐH- CĐ như HSPT. 60% điểm số bài thi ở mức cơ bản đề xét tốt nghiệp, tương ứng tổng điểm đối đa phần đề này là 36 điểm. Theo dự thảo này, điểm được công nhận tốt nghiệp THPT ở kỳ là 18 điểm sáu môn thi (không có môn nào bị điểm 0). Thí sinh loại khá phải đạt tổng điểm sáu môn trên 32 điểm và phải trên 46 đối với loại giỏi.
Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia nhưng không đủ điểm tốt nghiệp sẽ được bảo lưu kết quả thi trong ba năm (đối với các môn từ 5 điểm trở lên). Thí sinh hoàn thành chương trình lớp 12 nhưng không tham dự kỳ thi quốc gia này sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.
Dễ đậu nhưng khó được công nhận khá, giỏi?
Góp ý dự thảo, nhiều ý kiến đồng tình với mức điểm công nhận tốt nghiệp từ 18 điểm nhưng còn nhiều băn khoăn xuang quanh việc tính điểm khuyến khích và mức điểm xếp loại tốt nghiệp khá, giỏi.
Theo dự thảo qui chế, những thí sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi, người có chứng chỉ A ngoại ngữ trong quá trình học phổ thông… có thể được được cộng từ 1-2 điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp. Người có chứng chỉ nghề phổ thông (tùy xếp loại) cũng sẽ được cộng 1-2 điểm. Thí sinh được hưởng nhiều điểm khuyến khích sẽ được cộng tối đa không quá 4 điểm khi xét tốt nghiệp THPT. Nhiều ý kiến các sở GD-ĐT Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… cho rằng mức điểm này quá cao so với mức điểm xét tốt nghiệp chỉ có 18.
Trong khi đó, điểm xếp loại khá giỏi theo dự thảo này có thể gây thiệt thòi cho HS. Đề thi kỳ thi THPT quốc gia sẽ dùng để xét vào ĐH sẽ khó có điểm giỏi (8 điểm trở lên), mức điểm 46 điểm/sáu môn để được công nhận tốt nghiệp giỏi sẽ khó đạt hơn với HS nếu với mức 48 điểm kỳ thi tốt nghiệp hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng: cùng với thay đổi điểm tốt nghiệp từ 30 xuống còn 18 phải điều chỉnh cách tính điểm các diện tốt nghiệp. Có thể thấy, với những điểm này, bình quân ba điểm mỗi môn, thí sinh đã có thể “qua cầu” ở kỳ thi tốt nghiệp nhưng rất khó đạt điểm số cao để được công nhận tốt nghiệp khá giỏi.
Thanh tra: hai thành một?
Đại diện Sở GD-ĐT Tiền Giang có ý kiến: lực lượng than tra của bộ làm rất tốt nhiệm vụ của mình những năm trước. Nhưng từ năm 2008, khi không khí “hai không” không còn quyết liệt như trước, trách nhiệm của thanh tra bộ cũng mờ nhạt. Bản thân lực lượng thanh tra ủy quyền huy động từ các trường ĐH cũng không hết nhiệt tình vì suy cho cùng thi tốt nghiệp THPT không phải việc của các trường ĐH.
Kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi quan trọng, trong đó, bản thân các trường ĐH cũng tìm thấy quyền lợi của mình ở đó. Khâu thanh tra thật chặt chẽ, hiệu quả hơn. Ý kiến từ Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho rằng: thực tế kỳ thi tốt nghiệp có hai lực lượng thanh tra, thanh tra của sở và thanh tra bộ. Bản thân thanh tra sở có thể do nể nang hoặc vướng víu nhiều quan hệ nên việc đôn đốc xử lý sai phạm chưa triệt để. Cũng có ý kiến quan ngại về tình trạng thanh tra sở tại biến thành “lực lượng cảnh giới” báo nguy cho các hội đồng thi đối phó với thanh tra bộ.
Vậy nên chăng có có một lực lượng thanh tra duy nhất thuộc bộ. Lực lượng này có thể huy động từ các trường ĐH, CĐ; có thể các sở sẽ lập danh sách thanh tra gửi lên bộ và bộ có thể điều chéo sang làm công tác thanh tra thi ở địa phương khác để đảm bảo hiệu quả công tác thanh tra cho kỳ thi chung?