1 Nói về Vân Đồn thân yêu! Tue 07 Apr 2009, 12:39
_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
1. Địa danh huyện Vân Đồn qua các thời kỳ lịch sử
Vân Đồn, một địa đầu của tổ quốc, một cửa ngõ của Việt Nam xưa. Mảnh đất này ngay từ buổi rạng đông của lịch sử đã gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ khi có sử sách ghi chép, huyện Vân Đồn ngày nay đã trảI qua bao thay đổi. Địa danh thay đổI vớI tên gọI khác nhau, lúc là Trang Vân Đồn, lúc là châu Vân Đồn, lúc là châu Cẩm Phả….Song tên Vân Đồn vẫn là niềm tự hào của con ngườI sống trên mảnh đất này. VớI một truyền thống lịch sử vẻ vang, anh dũng, thế hệ nốI tiếp thế hệ, hào khí Vân Đồn đã thôi thúc con ngườI nơi đây vượt qua khó khăn gian khổ, hy sinh, quyết bám đất, bám biển xây dựng và bảo vệ mảnh đất tiền tiêu của tổ quốc trảI qua các thờI kì lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Thời Hùng Vương 279 TCN – 258 thuộc bộ Ninh Hải , nước Van Lang.
Thời nhà Thục 257 – 208 TCN, Vân Đồn, thuộc Bộ Ninh Hải, nước Âu Lạc.
Thời thuộc Triệu 207 TCN – 111 TCN, Vân Đồn, thuộc Bộ Ninh Hải, nước Nam Việt.
Bắc thuộc lần I (111 TCN – 40), Vân Đồn thuộc quận Giao Chỉ.
Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê 938 – 1009, Vân Đồn thuộc lộ Triều Dương (cũng gọI là Trấn Triều Dương).
Thời Lý 1010 – 1225, quốc hiệu Đại Việt, 1013 đổi trấn triều Dương thành châu Vĩnh An. Đời vua Lý Anh Tông, năm 1149, Đại Định năm thứ 10 lập trang Vân Đồn gồm các đảo thuộc quân đảo Vân Hải làm nơi buôn bán với nước ngoài.
Thời Trần 1225 – 1400 quốc hiệu Đại Việt. Năm 1242, Trần Thái Tông đổi châu Vĩnh An thành lộ Hải Đông, có 8 huyện Yên Bang, Chi Phong, Yên Lập, Yên Hưng, Tân An, Đại Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn. Trước 1945, cả đảo Kế Bào mới có một xã là Đại Độc, huyện Vân Đồn ngày nay là huyện Đại Độc và Vân Đồn thời Trần. 1285, Trần Nhân Tông đổi lộ Hải Đông thành Lộ An Bang. Năm 1397, Trần Anh Tông đổi lộ An Bang thành lộ phủ Tân An.
Thời Hồ 1407 – 1427. Năm 1407, Hồ Hán Thương đổi lộ phủ Tân An thành châu Tĩnh An, có 8 huyện An Đồng, Văn Phong, Tân An, An Hoà, An Lập, Đại Độc, An Ninh, Vân Đồn. Huyện Vân Đồn ngày nay là huyện Đại Độc và Vân Đồn thời Hồ hợp lại.
Thời thuộc Minh 1427 – 1427. Đời Trần Quý Khoáng, năm Tân Mão 1411, Trùng Quang năm thứ 3 nhập huyện Đại Độc vào huyện Tân An. Huyện Vân Đồn ngày nay, thời diểm năm 1411 gồm huyện Vân Đồn và một phần đất của huyện Tân An.
Đời Lê Thái Tổ, năm Mậu Thìn 1428, Thuận Thiên năm thứ nhất, chia nước thành 5 đạo, dưới đạo có lộ, trấn, phủ, huyện. Huyện Vân Đồn ngày nay thuộc trấn An Bang.
Đời Lê Thánh Tông, năm Bính Tuất 1466, Quang Thuận năm thứ 7, chia nước thành 15 đạo thừa tuyên, và một phủ trung đô, dưới đạo thừa có phủ và châu, dưới phủ có huyện, Vân Đồn thuộc đạo thừa tuyên An Bang.
Thời Hậu Lê. ĐờI Lê Anh Tông, 1557, vì tránh tên huý của nhà vua là Lê Duy Bang, trấn An Bang đổi tên Yên Quảng, có một phủ Hải Đông và 3 huyện (Chi Phong, An Hưng, Hoàng Bồ), 3 châu (Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn). Vân Đồn ngày nay gồm một phần đất của châu Vĩnh An và châu Vân Đồn thời Hậu Lê.
Đời Lê Đế Duy 1731, Vĩnh Khánh năm thứ 3, Vân Đồn ngày nay là đất của châu Vân Đồn và một phần của châu Vĩnh An.
Thời Nguyễn 1802 –1945. Năm 1836, vua Minh Mạng năm thứ 17, đổi châu Vân Đồn thành tổng Vân Hải (thuôc huyện Hoa Phong thờI Lê). 19-8-1890, phủ toàn quyền Pháp ra nghị định lập phủ Nghiêm Phong là hai huyện Cát Hải và Vân Hải. Huyện Vân Đồn ngày nay thuộc huyện Vân Hải. Ngày 10-10-1895 Thành Thái năm thứ 7, phủ toàn quyền Pháp ra nghị định thành lập hai làng người Việt ở đảo Kế Bào (Cái Bầu). Năm 1923, chính quyền bảo hộ Pháp lập tổng Vân Hải sáp nhập vào huyện Hoàng Bồ.
Thời Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Cách mạng tháng 8-1945 thành công, huyện Vân Đồn ngày nay thuộc châu Cẩm Phả, bao gồm thị xã Cẩm Phả và huyện Vân Đồn ngày nay.
Ngày 19-7-1946, Bộ nội vụ ra nghị định số 269 NV/NĐ thành lập lại tỉnh Quảng Yên và khu Đặc biệt Hòn Gai…dưới sự lãnh đạo trực tiếp của uỷ ban hành chính Bắc bộ. Khu Đặc biệt Hòn Gai gồm 6 thị xã Cẩm Phả bến, Cẩm Phả mỏ, Hà Tu, Hà Lầm, Hòn Gai, Bãi cháy và châu Cẩm Phả (gồm đảo Cái Bầu và phố Ba Chẽ).
Tháng 12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tháng 3-1947, Bộ nội vụ ra quyết định sáp nhập khu đặc biệt Hòn Gai với tỉnh Quảng Yên thành Liên tỉnh Quảng Hồng, đảo Cái Bầu thuộc lien tỉnh Quảng Hồng. Ngày 10-12-1948, Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu I ra quyết định số 206 PEI, chia tỉnh Quảng Hồng thành khu đặc biệt Hòn Gai gồm thị xã Hòn Gai, thị xã Cẩm Phả và huyện Cẩm phả.
Ngày 16-7-1964, Bộ nội vụ ra quyết định số 198-Nv, sáp nhập xã Cô Tô và xã Thanh Lân ( trước kia trực thuộc Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Ninh quản lý) vào huyện Cẩm Phả. Ngày 16-9-1966, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 185 – CP, sáp nhập xã Thắng Lợi thuộc thị xã Cẩm Phả vào huyện Cẩm Phả. Ngày 16-1-1979, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 17-CP giải thể xã Văn Châu thuộc huyện Cẩm Phả, chuyển đất đai, dân cư về thị xã Cẩm Phả quản lý, sáp nhập vào xã cộng hoà của huyện Cẩm Phả vào thị xã Cẩm Phả. Ngày 19-9-1981, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định 63 HĐBT, giải thể xã Tân Hải sáp nhập vào xã Ngọc Vừng, giải thể xã Thạch Hà, sáp nhập vào xã Đông Xá và xã Hạ Long thành lập thị trấn Cái Rồng huyện Cẩm Phả.
Ngày 16-4-1988, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 62 HĐBT hợp nhất xã Vạn Yên và Vạn Hoa thành xã Vạn Yên mới. Ngày 13-4-1994, chính phủ ra nghị định số 28/CP. Tách hai xã Cô Tô và Thanh Lân của huyện Cẩm Phả để thành lập huyện Cô Tô. Đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn.
Vân Đồn, một địa đầu của tổ quốc, một cửa ngõ của Việt Nam xưa. Mảnh đất này ngay từ buổi rạng đông của lịch sử đã gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ khi có sử sách ghi chép, huyện Vân Đồn ngày nay đã trảI qua bao thay đổi. Địa danh thay đổI vớI tên gọI khác nhau, lúc là Trang Vân Đồn, lúc là châu Vân Đồn, lúc là châu Cẩm Phả….Song tên Vân Đồn vẫn là niềm tự hào của con ngườI sống trên mảnh đất này. VớI một truyền thống lịch sử vẻ vang, anh dũng, thế hệ nốI tiếp thế hệ, hào khí Vân Đồn đã thôi thúc con ngườI nơi đây vượt qua khó khăn gian khổ, hy sinh, quyết bám đất, bám biển xây dựng và bảo vệ mảnh đất tiền tiêu của tổ quốc trảI qua các thờI kì lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Thời Hùng Vương 279 TCN – 258 thuộc bộ Ninh Hải , nước Van Lang.
Thời nhà Thục 257 – 208 TCN, Vân Đồn, thuộc Bộ Ninh Hải, nước Âu Lạc.
Thời thuộc Triệu 207 TCN – 111 TCN, Vân Đồn, thuộc Bộ Ninh Hải, nước Nam Việt.
Bắc thuộc lần I (111 TCN – 40), Vân Đồn thuộc quận Giao Chỉ.
Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê 938 – 1009, Vân Đồn thuộc lộ Triều Dương (cũng gọI là Trấn Triều Dương).
Thời Lý 1010 – 1225, quốc hiệu Đại Việt, 1013 đổi trấn triều Dương thành châu Vĩnh An. Đời vua Lý Anh Tông, năm 1149, Đại Định năm thứ 10 lập trang Vân Đồn gồm các đảo thuộc quân đảo Vân Hải làm nơi buôn bán với nước ngoài.
Thời Trần 1225 – 1400 quốc hiệu Đại Việt. Năm 1242, Trần Thái Tông đổi châu Vĩnh An thành lộ Hải Đông, có 8 huyện Yên Bang, Chi Phong, Yên Lập, Yên Hưng, Tân An, Đại Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn. Trước 1945, cả đảo Kế Bào mới có một xã là Đại Độc, huyện Vân Đồn ngày nay là huyện Đại Độc và Vân Đồn thời Trần. 1285, Trần Nhân Tông đổi lộ Hải Đông thành Lộ An Bang. Năm 1397, Trần Anh Tông đổi lộ An Bang thành lộ phủ Tân An.
Thời Hồ 1407 – 1427. Năm 1407, Hồ Hán Thương đổi lộ phủ Tân An thành châu Tĩnh An, có 8 huyện An Đồng, Văn Phong, Tân An, An Hoà, An Lập, Đại Độc, An Ninh, Vân Đồn. Huyện Vân Đồn ngày nay là huyện Đại Độc và Vân Đồn thời Hồ hợp lại.
Thời thuộc Minh 1427 – 1427. Đời Trần Quý Khoáng, năm Tân Mão 1411, Trùng Quang năm thứ 3 nhập huyện Đại Độc vào huyện Tân An. Huyện Vân Đồn ngày nay, thời diểm năm 1411 gồm huyện Vân Đồn và một phần đất của huyện Tân An.
Đời Lê Thái Tổ, năm Mậu Thìn 1428, Thuận Thiên năm thứ nhất, chia nước thành 5 đạo, dưới đạo có lộ, trấn, phủ, huyện. Huyện Vân Đồn ngày nay thuộc trấn An Bang.
Đời Lê Thánh Tông, năm Bính Tuất 1466, Quang Thuận năm thứ 7, chia nước thành 15 đạo thừa tuyên, và một phủ trung đô, dưới đạo thừa có phủ và châu, dưới phủ có huyện, Vân Đồn thuộc đạo thừa tuyên An Bang.
Thời Hậu Lê. ĐờI Lê Anh Tông, 1557, vì tránh tên huý của nhà vua là Lê Duy Bang, trấn An Bang đổi tên Yên Quảng, có một phủ Hải Đông và 3 huyện (Chi Phong, An Hưng, Hoàng Bồ), 3 châu (Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn). Vân Đồn ngày nay gồm một phần đất của châu Vĩnh An và châu Vân Đồn thời Hậu Lê.
Đời Lê Đế Duy 1731, Vĩnh Khánh năm thứ 3, Vân Đồn ngày nay là đất của châu Vân Đồn và một phần của châu Vĩnh An.
Thời Nguyễn 1802 –1945. Năm 1836, vua Minh Mạng năm thứ 17, đổi châu Vân Đồn thành tổng Vân Hải (thuôc huyện Hoa Phong thờI Lê). 19-8-1890, phủ toàn quyền Pháp ra nghị định lập phủ Nghiêm Phong là hai huyện Cát Hải và Vân Hải. Huyện Vân Đồn ngày nay thuộc huyện Vân Hải. Ngày 10-10-1895 Thành Thái năm thứ 7, phủ toàn quyền Pháp ra nghị định thành lập hai làng người Việt ở đảo Kế Bào (Cái Bầu). Năm 1923, chính quyền bảo hộ Pháp lập tổng Vân Hải sáp nhập vào huyện Hoàng Bồ.
Thời Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Cách mạng tháng 8-1945 thành công, huyện Vân Đồn ngày nay thuộc châu Cẩm Phả, bao gồm thị xã Cẩm Phả và huyện Vân Đồn ngày nay.
Ngày 19-7-1946, Bộ nội vụ ra nghị định số 269 NV/NĐ thành lập lại tỉnh Quảng Yên và khu Đặc biệt Hòn Gai…dưới sự lãnh đạo trực tiếp của uỷ ban hành chính Bắc bộ. Khu Đặc biệt Hòn Gai gồm 6 thị xã Cẩm Phả bến, Cẩm Phả mỏ, Hà Tu, Hà Lầm, Hòn Gai, Bãi cháy và châu Cẩm Phả (gồm đảo Cái Bầu và phố Ba Chẽ).
Tháng 12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tháng 3-1947, Bộ nội vụ ra quyết định sáp nhập khu đặc biệt Hòn Gai với tỉnh Quảng Yên thành Liên tỉnh Quảng Hồng, đảo Cái Bầu thuộc lien tỉnh Quảng Hồng. Ngày 10-12-1948, Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu I ra quyết định số 206 PEI, chia tỉnh Quảng Hồng thành khu đặc biệt Hòn Gai gồm thị xã Hòn Gai, thị xã Cẩm Phả và huyện Cẩm phả.
Ngày 16-7-1964, Bộ nội vụ ra quyết định số 198-Nv, sáp nhập xã Cô Tô và xã Thanh Lân ( trước kia trực thuộc Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Ninh quản lý) vào huyện Cẩm Phả. Ngày 16-9-1966, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 185 – CP, sáp nhập xã Thắng Lợi thuộc thị xã Cẩm Phả vào huyện Cẩm Phả. Ngày 16-1-1979, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 17-CP giải thể xã Văn Châu thuộc huyện Cẩm Phả, chuyển đất đai, dân cư về thị xã Cẩm Phả quản lý, sáp nhập vào xã cộng hoà của huyện Cẩm Phả vào thị xã Cẩm Phả. Ngày 19-9-1981, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định 63 HĐBT, giải thể xã Tân Hải sáp nhập vào xã Ngọc Vừng, giải thể xã Thạch Hà, sáp nhập vào xã Đông Xá và xã Hạ Long thành lập thị trấn Cái Rồng huyện Cẩm Phả.
Ngày 16-4-1988, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 62 HĐBT hợp nhất xã Vạn Yên và Vạn Hoa thành xã Vạn Yên mới. Ngày 13-4-1994, chính phủ ra nghị định số 28/CP. Tách hai xã Cô Tô và Thanh Lân của huyện Cẩm Phả để thành lập huyện Cô Tô. Đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn.