Diễn Đàn Vân Đồn

Nơi giao lưu, kết bạn và cùng nhau thể hiện cá tính

Tự động đăng nhập lần sau

Bài gửi sau cùng

»Máy đo độ đụcvuonghoang2388 Tue 17 Nov 2015, 14:39
»Dưỡng đo, căn lá giá rẻvuonghoang2388 Sun 15 Nov 2015, 14:31
»Máy dò kim loại cầm tayvuonghoang2388 Thu 12 Nov 2015, 14:43
»Phụ kiện cửa kính phù hợp để lắp đặt cửa đẩyduancuacuon Tue 10 Nov 2015, 16:51
»Bút camera, camera bút, camera ngụy trangvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:40
»Máy hiệu chuẩn âm thanh, thiết bị hiệu chuẩn âm thanhvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:37
»Những thông số quan trọng của bản lề sàn ADLER A- 2000duancuacuon Fri 30 Oct 2015, 10:30
»Sửa khóa cửa cường lực ở đâu Hà Nội tốt nhất?duancuacuon Thu 29 Oct 2015, 15:11
»Bản lề sàn Newstar Hs-233Zduancuacuon Wed 28 Oct 2015, 14:35
»Nhận cung cấp phụ kiện VVP số lượng lớnduancuacuon Tue 27 Oct 2015, 18:28

Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Thành viên cấp 2

ღ¤Shjlvadamº•— ®

ღ¤Shjlvadamº•— ®
Thành viên cấp 2
Tên: Đinh Thành Trung
Tuổi:18
Y!M: chjms3_c0d0n91
Mong pác admin xem xét giùm cho, đa tạ!



Được sửa bởi shjlvadam ngày Tue 14 Apr 2009, 15:02; sửa lần 1.

http://www.vandonstar.com
Thành viên cấp 1

_Star[No.1]

_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
Okey! Duyệt! Nhớ học cách quản lý box cho tốt nhé!

http://360.yahoo.com/atbickmaster
Thành viên cấp 2

ღ¤Shjlvadamº•— ®

ღ¤Shjlvadamº•— ®
Thành viên cấp 2
Dza. cám ơn pác admin Smile_18

http://www.vandonstar.com
Thành viên cấp 2

HuyenLemon

HuyenLemon
Thành viên cấp 2
kaka.....cuối cùng cũng chịu nhượng..........đừng hòng làm mod box vân đồn kừi

Thành viên cấp 2

ღ¤Shjlvadamº•— ®

ღ¤Shjlvadamº•— ®
Thành viên cấp 2
Tạm thời hôk thèm tranh với pà Smile_40

http://www.vandonstar.com
Thành viên cấp 0

b0yv4nd0nkut3_9x

avatar
Thành viên cấp 0
Bài thơ Đất nước nói nhiều đến hình ảnh bầu trời đúng như có nhiều người nhận xét và phân tích. Cảm hứng về bầu trời, dòng sông, ruộng đồng cũng chính là cảm hứng về đất nước. Dạo ấy, tôi thường hay đi công tác trên bờ sông Lô. Ngày ngày nhìn dòng sông đỏ nặng phù sa chảy xiết về xuôi, trong lòng cũng có nhiều xúc động và từ đó nảy ra hình ảnh thơ: Những dòng sông đỏ nặng phù sa


Cũng trên những chặng đường công tác mỗi buổi chiều khi mặt trời sắp tắt, nhìn về phía những chân trời xa, thấy đồn bốt giặc với những lô cốt, những hàng dây thép gai giăng đầy làm cho chân trời như bị xé nát, nham nhở – gây một ấn tượng nhức nhối, căm giận: Ôi những cánh đồng quê chảy máu / Dây thép gai đâm nát trời chiều được viết ra trên cơ sở những chất liệu thực tế đó. Nói về tội ác của kẻ thù có thể có nhiều cách nói khác nhau, tôi không miêu tả cụ thể mà từ chất liệu cụ thể khái quát lên một điều gì sâu xa hơn. Hình ảnh của quê hương kháng chiến đã tạo nên cho người viết những cảm hứng trong sáng, mạnh mẽ và chính sức mạnh của làng quê kháng chiến thực sự đã đem lại niềm tin và có thể chặn đứng được những âm mưu và tội ác của kẻ thù. Cảm hứng chung của bài Đất nước vận động và phát triển theo hướng đi lên của cuộc kháng chiến rất gian khổ và ngày càng giành được nhiều thắng lợi. Dạo ấy chúng tôi hành quân trên nhiều chiến trường và dấu vết còn in lại ở một số hình ảnh trong bài thơ Đất nước. Những câu thơ: Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội / Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh Chính là miêu tả thiên nhiên khắc nghiệt của vùng núi thượng Lào. Ban ngày nắng như thiêu đốt và đêm đến lại những cơn mưa ào ào như thác đổ. Thiên nhiên khắc nghiệt ấy cũng rất dễ sinh ra bệnh tật, đau ốm và người lính cũng phải vượt qua tất cả. Phần cuối bài Đất nước mang cảm hứng của giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc này đã bước vào thời kỳ tổng phản công, chiến dịch Điện Biên Phủ mở ra giữa một rừng núi, hàng trăm cỗ pháo của ta kéo vào trận địa. Câu thơ: Súng nổ rung trời giận dữ đã tiếp nhận được những âm vang mạnh mẽ của chiến trường khi hàng dàn đại bác cùng thi nhau bắn vào đầu giặc. Ở những chiến dịch trước chưa có được không khí và âm vang mạnh mẽ đó. Hình ảnh những đoàn dân công tới tấp đến chiến trường, bộ đội ào ào đi vào chiến dịch gợi lên một cái gì rất mạnh mẽ của không khí tức nước vỡ bờ. Tôi viết: Người lên như nước vỡ bờ chính là nói đến sức mạnh ấy của quân đội ta, của quần chúng cách mạng. Chiến trường Điện Biên vào đầu mùa hè đã có những cơn mưa rào. Đất đá do bom đạn cầy xới lệ gặp nước làm cho việc đi lại ở các giao thông hào rất vất vả. Những người lính trẻ với gương mặt lại nhoẻn ra một nụ cười. Tôi liên tưởng hình ảnh đẹp đó với hình ảnh đất nước. Đất nước đang trải qua những cơn thử thách và hình ảnh của đất nước vươn lên từ than bụi lầy bùn và rạng rỡ ánh sáng mới

Nước Việt Nam từ trong máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng loà

Bài thơ đã kết thúc với âm hưởng chiến thắng của chiến trường Điện Biên Phủ.

Thành viên cấp 0

b0yv4nd0nkut3_9x

avatar
Thành viên cấp 0
Nằm ở phía Đông Bắc Tổ quốc, hàng nghìn đảo nhấp nhô giữa biển nước mênh mông, Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.


Với diện tích 1553km2; 1969 hòn đảo chạy dài theo bờ biển Quảng Ninh,Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị ngoại hạng, quốc tế, mang tính toàn cầu trơng đó nổi bật là hai giá trị cảnh quan, địa chất địa mạo đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) hai lần tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới (Lần 1 vào năm 1994, Lần 2 vào năm 2000). Khu vực Di sản được UNESCO công nhận là nơi tập trung nhiều đảo đá, hang động, bãi tắm với diện tích 434km2 gồm 775 hòn đảo, trong đó 441 hòn có tên. Không còn nghi ngờ gì nữa, Vịnh Hạ Long thực sự là một kỳ quan thế giới, đúng như sự suy tôn trong cuốn sách ''Những kỳ quan thế giới” (Le merveiller du Mon de) của Nhà xuất bản Hacheưe năm 1950.
Như một kho báu khổng lồ, vĩ đại, Vịnh Hạ Long còn mang nhiều giá trị khác: Đa dạng sinh học, lịch sử - văn hoa, khảo cổ, kinh tế..: Vịnh Hạ Long từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: Hải dương học, Dân tộc học, Sinh vật học...Danh thắng Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều bí ẩn trong lòng, mà khi du khách đến Vịnh Hạ Long còn chưa khỏi sửng sốt trước cảnh đẹp ở đây thì đã bị những bí ẩn chưa có lời giải đáp đó lôi cuốn bởi sự hấp dẫn, bất ngờ.

Vịnh Hạ Long là một tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, một sự kết hợp giữa điêu khắc và hội hợp, là sự hài hoà, uyển chuyển giữa bố cục và màu sắc, giữa hình khối và không gian...được biểu hiện bởi hàng ngàn đảo trên mặt biển xanh màu ngọc bích, lung linh. Vừa hoành tráng, khỏe mạnh, vừa duyên dáng, thơ mộng. Những khối đá nằm rải rác như một công viên nơi biển cả. Những hình thù khác nhau như có bàn tay sắp đặt ''cố tình'' của tạo hóa khơi gợi trí tưởng tượng vô hạn của con người. Hòn Đỉnh Hương làm người ta lên tưởng đến những chiến binh dũng cảm của dân tộc ngày nào thắp nén hương mà thề nguyện giết giặc cứu nước trước giờ xung trận, Hòn Gà chọi lại có một chiều sâu triết học. Cả một tư tưởng Phương Đông thâm thuý, cổ kính, cả một học thuyết Âm dương ngũ hành từ bao đời chỉ cần nhìn vào đó thôi con người không cần lời đàm luận nào nữa. Và cả những hòn trông giống như chiếc ngai vàng của một triều đại vàng son đã qua đi, có những hòn hao hao như dáng lưng gù của Bà mẹ Việt Nam. ''Một thế giới đưa con người trở về với miền thời gian thần thẳm của quá khứ, một thế giới nâng cao dáng vóc tâm hồn cơn người lên với những miền không gian khôn cùng''.

Cái đẹp vĩnh cửu, vĩ đại của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: Đá, Nước,Bầu trời. Đây là một ''đặc ân'' của thiên nhiên dành cho Hạ Long mà chưa có nước nào trên thế giới có được. Những đảo đá nằm trên biển giống như những người lính gác trên mặt Vịnh, lại giống như đàn Thiên nga đang bơi lượn trên biển. Ai đó coi Vịnh Hạ Long như một ''hòn non bộ'' của Thượng đế.

Cảnh đẹp Vịnh Hạ Long không chỉ phô bày ở núi, biển, trời mà những hòn đảo đá cũng chứa đựng trong lòng tác phẩm điêu khắc tinh xảo độc đáo. Đó là hệ thống hang động đa dạng, phong phú: Động Thiên Cung chau chuốt, lộng lẫy, hang Sửng Sốt hoành tráng, khoẻ khoắn, tựa như ''nhà hát lớn''; hang Đầu Gỗ được mệnh danh là 'động của các kỳ quan''
Hệ thống đảo đá, hang động đưa con người tìm được niềm vui, chia sẻ được nỗi buồn, hướng tới tương lai.

Giá trị có ý nghĩa nhân văn là sự xuất hiện của con người. Con người cùng hòa nhập vào thiên nhiên. Cùng với thiên nhiên, cơn người sáng tạo ra văn hoá của mình. Những hiện vật tìm thấy trong những di chỉ khảo cổ đã nói cho các nhà khoa học rằng: Quảng Ninh nói chung, khu vực Vịnh Hạ Long nói riêng là một trong những cái nôi của người Việt cổ, Ba nền văn hoá nổi tiếng kế tiếp nhau đã được phát hiện ở khu vực này là: Văn hóa Soi Nhụ, Văn hoá Cái Bèo và Hạ Long. Nền Văn hoá Hạ Long kế tiếp nền Văn hoá Hòa Bình- Bắc Sơn và có giá trị đặc biệt trong nền văn minh Việt cổ. Các nhà khảo cổ học đã xác định được nền Văn hoá Soi Nhụ cách ngày nay 25000 năm đến 7000 năm. Các di chỉ của nền văn hoá này nằm ngay trong khu Di sản thế giới Vịnh Hạ Long. Nền văn hoá Cái Bèo cách ngày nay từ 7000 đến 5000 năm, là gạch nối giữa Văn hoá Soi Nhụ và Văn hoá Hạ Long. ''Việc xác định được nền văn hoá Soi Nhụ (có tuổi tương đương với nền văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn nổi tiếng thế giới) có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết, nó đã đẩy được quá khứ lịch sử văn hoá của khu vực ít nhất lên tới 25.000 năm cách ngày nay. Nó đã cung cấp cho các nền Văn hóa Cái Bèo và Hạ Long ở các giai đoạn sau có một nguồn gốc chắc chắn. Nếu trước đây người ta chỉ biết tới cuộc cách mạng nông nghiệp thời đá mới Việt Nam và Đông Nam á sau Văn hóa Hoà Bình và Văn hóa Bắc Sơn thì ngày nay với việc phát hiện Văn hóa Soi Nhụ người ta còn biết thêm cuộc cách mạng khai thác biển trong các Văn hóa Cái Bèo và Hạ Long sau Văn hóa Sợi Nhụ. Nhưng điều có ý nghĩa nhất là nó giúp lý giải về một truyền thống văn hoá định hướng biển từ rất sớm và liên tục cho đến tận bây giờ trên vùng đất Hạ Long. Tổ tiên người Việt không chỉ biết đến kinh tế nông nghiệp mà còn biết đến kinh tế biển nữa''

Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi chứng kiến bước chân của Hai Bà Trưng truy đuổi tàn quân Tô Định qua vùng biển Vịnh Hạ Long năm 40 sau công nguyên. Từ năm1149 vua Lý Anh Tông thành lập thương cảng Vân Đồn, trải qua những sự thăng trầm và những biến cố của lịch sử từ Lý, Trần, Lê... thương cảng này trở thành trung tâm buôn bán, giao lưu văn hoá sầm uất giữa nước ta và các nước trong khu vực. Vịnh Hạ Long ghi dấu 3 trận đại thắng oanh liệt của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán năm 938, Lê Hoàn thắng Tống năm 981, Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên Mông năm 1288.

Và lịch sử cũng không quên ghi dấu những chiến thắng vang dội của quân và dân ta qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ bảo vệ vững chắc biển trời Đông bắc góp phần bảo vệ độc lập cho Tổ quốc. Nét độc đáo và hấp dẫn của Hạ Long là sự xuất hiện của các cư dân làng chài trên Vịnh. Họ chính là hồi quang, là hậu duệ có tính kế thừa của một nền văn hoá đã xa xưa: Nền Văn hóa Hạ Long. Biển chi phối toàn bộ cuộc sống cư dân này. Hiện nay có 4 làng chài: Cửa Vạn, Ba Hang, Vông Viếng, Cặp La nằm rải rác trên Vịnh Hạ Long.Với khoảng 300 hộ, 3000 nhân khẩu. Những cư dân làng chài này có một truyền thống văn hóa độc đáo, đặc sắc: hò, vè, hát giao duyên, hát chèo đường mang đậm yếu tố văn hóa Biển, là ''đặc sản'' văn hoá của vùng Hạ Long.

Nếu giá trị cảnh quan tự nhiên tuyệt vời đã tôn vinh khu Di sản phản ánh hình thể và màu sắc của viên ngọc quý thì giá trị địa chất được xem là cấu trúc và chất liệu tạo nên viên ngọc ấy. Lịch sử địa chất lâu dài của Vịnh Hạ Long được biết ít nhất trên 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, với nhiều lần tạo sơn- biển thoái, sụt chìm - biển tiến. Khu vực Vịnh Hạ Long đã từng là biển sâu vào các kỳ Odovic - Silua, là biển nông vào các kỷ Cacbon - pecmi , biển ven bờ vào cuối kỷ Plaogen - đầu Neogen và trải qua một số lần biển lấn trong kỷ Nhân sinh.Vịnh Hạ Long ngày nay mới được hình thành trong 7 - 8 nghìn năm qua. Nhưng để có Vịnh đã phải có một biển cổ tích tụ tầng đá vôi dày trên nghìn mét, trong khoảng 340 - 240 triệu năm trước, một thời kỳ xâm thực Karst kéo dài trên 20 triệu năm.
Vịnh Hạ Long còn là mẫu hình tuyệt vời để Karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Vịnh có quá trình tiến hóa Karst trải qua hàng triệu năm, nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm, và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Với sự bóc mòn của nước mưa và sự xâm thực của nước biển khi lên, xuống, đã tạo ra những tháp, những thung lũng, hồ Karst phong phú nhất thế giới và một hệ thống hang động điển hình gồm 3 dạng: phát triển theo cấu trúc thẳng đứng, là các hang cổ nhất, cao nhất; phát triển có cấu trúc ngang, có độ cao trung bình, tuổi chủ yếu vào cuối Pleistocenle. Các hang động do nước cắt xẻ, bào khoét hình thành chủ yếu trong giai đoạn Honocence với những giá trị cao về hang động học, địa chất học, hải dương học...

Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác của Vịnh Hạ Long như đa dạng sinh học, văn hóa, khảo cổ, lịch sử.
Đa dạng sinh học là một ưu thế, một đặc điểm hấp dẫn của Vịnh Hạ Long. Đây là nơi bảo tồn các loài động thực vật vô cùng phong phú, đặc biệt nhiều loài quý hiếm.Vịnh Hạ Long tập trung nhiều hệ sinh thái vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng.

Theo thống kê, san hô ở đây có 163 loài, thuộc 44 chi và 12 họ. Thực vật ngập mặn gồm 36 loài, thuộc 24 họ, động vật đáy gồm 81 loài, chim có 37 loài, có gần 1000 loài cá với 730 loài đã được đặt tên. Người ta đã ví Vịnh Hạ Long như một ''vườn bách thú'', một ''thảo cầm viên'' đầy quyến rũ. .
Là một khu Di sản thiên nhiên thế giới, đồng thời là khu bảo vệ quốc gia có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng, bên cạnh những giá trị to lớn trên, Vịnh Hạ Long còn là vùng biển đảo chứa đựng tiềm năng to lớn về giao thông cảng biển, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng hải sản.
Vì vậy Vịnh Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung đã, đang và sẽ trở thành một trọng điểm du lịch, một khu vực phát triển nhanh chóng, sôi động về kinh tế, xã hội.

Nhận rõ tính chất nhiệm vụ, yêu cầu của việc bảo tồn, phát huy những giá trị Di sản này rất quan trọng, nhạy cảm, ngày 09-12-1994, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định thành lập Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Đây là cơ quan chuyên môn, trực thuộc UBND Tỉnh, có trách nhiệm bảo tồn, phát huy những giá trị Vịnh Hạ Long, trọng tâm là khu Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Về chuyên môn, BQL Vịnh Hạ Long chịu sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long sau 8 năm thành lập, xây dựng, phát triển, với quan điểm “vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long” đã từng bước khẳng định vai trò của mình đối với việc quản lý khi Di sản, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long song song với việc bảo tồn Vịnh Hạ Long.

những biện pháp hoạt động quản lý khu Di sản thế giới đang dược tiến hành đồng thời với việc triển khai thực hiện một số dự án tu bổ tôn tạo hang động, thắng cảnh trên Vịnh, hiện nay Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã góp phần tích cực giải quyết mâu thuẫn giữa vấn đề bảo tồn Di sản với khai thác những tiềm năng lợi thế to lớn của Vịnh Hạ Long. Mới đây, Dự án Bảo tàng sinh thái Vịnh Hạ Long đã được Chính phủ phê duyệt, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long trong thời gian tới sẽ phối hợp xây dựng một “Bảo tàng sống” quy mô đầu tiên ở Việt Nam. Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đang cùng với các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các tổ chức trong nước và quốc tế nghiên cứu, đề xuất ý kiến để chuẩn bị lập hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO đề nghị công nhận Vịnh Hạ Long có đầy đủ tiêu chuẩn (ii) tiêu chí lựa chọn Di sản thiên nhiên thế giới và theo tiêu chuẩn (v) tiêu chí lựa chọn Di sản văn hóa thế giới với giá trị da dạng sinh học và văn hoá - lịch sử, khảo cổ.

Giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đã vượt ra khởi phạm vi đất nước, các vấn đề quản lý, bảo tồn, phát huy Di sản đã vượt ra khỏi phạm vi một tỉnh, vì vậy, con người Hạ Long nói riêng, con người Việt Nam nói chung có trách nhiệm rất cao cả, nặng nề. “Cùng với các Di sản thế giới khác trong cả nước như Di sản quần thể kiến trúc Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Di sản thế giới Vịnh Hạ Long chắc chắn mãi mãi là nơi lưu giữ và phát huy, khai thác những giá trị to lớn và vô giá về khoa học cùng những điều kỳ thú thiên nhiên cho đất nước và nhân loại”

Thành viên cấp 0

b0yv4nd0nkut3_9x

avatar
Thành viên cấp 0
Dọc con đường với những con suối trong vắt, lững lờ như vải lụa uốn quanh những rừng trúc, rừng tùng xanh bạt ngàn, thấp thoáng ẩn hiện là những ngọn tháp và đền chùa cổ kính.



Nơi đây xưa kia là kinh đô Phật giáo với phái thiền Trúc Lâm nổi tiếng mà người sáng lập là một Anh hùng dân tộc - Vua Trần Nhân Tông.



Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) là vị Hoàng đế thứ ba triều Trần; năm 21 tuổi lên ngôi Hoàng đế và đã hai lần cầm quân đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông. Năm 35 tuổi, ông lên làm Thái Thượng Hoàng và năm 41 tuổi chính thức xuất gia tu hành tại chùa Hoa Hiên - Yên Tử, lấy Ðạo hiệu là Hương Vân Ðại Ðầu Ðà về sau đổi làm Trúc Lâm Ðại Ðầu Ðà, kế thừa Huệ Tuệ Thiền Sư làm tổ thứ sáu của Sơn môn Yên Tử. Trần Nhân Tông đã đổi tên Sơn môn Yên Tử thành Trúc Lâm Thiền phái, tự mình làm Ðệ nhất Tổ với mục đích quy tụ ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc hướng về một thế giới tâm linh thuần thiện, thuần mỹ.



Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Ðiều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Ðồng Kiên Cương, vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm.



Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan, với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi.



Tục truyền xưa kia Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã lao mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.



Hoa Yên là trung tâm khu di tích, danh lam cổ tự linh thiêng nổi tiếng ở độ cao gần 534m, tọa lạc trên triền núi nhô ra tựa trán rồng. Nơi đây đã bao lần các Hoàng đế, Vương hầu, các danh nhân trong nước về thăm lưu bút, đề thơ, trồng cây lưu niệm trước sân chùa. Ðường lên chùa Ðồng lộng gió, qua một vạt rừng cây lúp xúp và bãi đá như những cánh sen nâng bước chân du khách. Chùa Ðồng cấu trúc hình chữ đinh theo dáng một bông hoa sen nở, ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá chạm trổ hình hoa sen cách điệu, gian giữa là cửa võng đúc hoa sen, hai bên trạm khắc hình nho sóc.



Những hôm trời nắng, trên đỉnh Yên Tử phóng tầm mắt tới chân trời tít tắp, dưới chân núi cảnh vật hiện ra như bức tranh thủy mặc lung linh dưới ánh mặt trời; còn vào ngày mù sương du khách như đứng trên bồng đảo nhỏ, nổi bồng bềnh giữa đại dương mênh mông.



Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hòa với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng; cây đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường tỏa bóng mát làm cho du khách thập phương quên nỗi mệt nhọc đường dốc cheo leo.



Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc... Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Ðiếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Ngay từ thời Lý, Yên Tử đã có chùa thờ Phật gọi là chùa Phù Vân và đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đã tu hành đắc đạo ở đây.



700 năm qua, nhưng dấu tích của Vua Trần vẫn không hề thay đổi, với một di sản văn hóa khổng lồ cha ông để lại. Ðó là hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am, tháp, hàng nghìn di vật cổ quý giá. "Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu" - hành hương về Yên Tử du khách sẽ tìm đến một chút thanh tịnh, bình yên cho tâm hồn.



Lễ hội Yên Tử được tổ chức hằng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Năm nay, Ðại lễ tưởng niệm 700 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27/11 tại các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh như huyện Ðông Triều, Yên Hưng, thị xã Uông

Thành viên cấp 2

HuyenLemon

HuyenLemon
Thành viên cấp 2
ơi zời cao.......post sai rồi........chuyển đi pác ơi

Thành viên cấp 0

b0yv4nd0nkut3_9x

avatar
Thành viên cấp 0
trị nổi bật nhất, làm mê hoặc lòng người của Vịnh Hạ Long là vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên. Để giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về vẻ đẹp của Hạ Long khi quyết định bình chọn cho Hạ Long là 1 trong 7 kỳ quan tự nhiên thế giới trên trang web: www.natural7wonders.com do tổ chức New Open World tiến hành, xin giới thiệu bài viết này để mọi người tham khảo...


Vào lúc 17 giờ 17 phút ngày 14-12-1994, tại khách sạn du lịch Le Meridien nổi tiếng của thành phố Phuket (miền Nam Thái Lan), Hội đồng Di sản Thế giới tại kỳ họp lần thứ 18, với số phiếu tuyệt đối 100%, đã biểu quyết công nhận Vịnh Hạ Long của Việt Nam vào danh mục Di sản Thế giới.

Thuyết trình về những giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của Vịnh Hạ Long trước Hội đồng Di sản Thế giới trước khi biểu quyết, ông James Thorsell, giám đốc tổ chức Di sản thiên nhiên (IUCN) của UNESCO, đã đánh giá vẻ đẹp của Hạ Long như sau: “Những ngọn núi đá nhô lên từ mặt nước Hạ Long là một cảnh độc đáo tự nhiên với một sự tuyệt mỹ của thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt là các di sản khảo cổ. Nó xứng đáng được bảo quản và ghi vào danh mục Di sản Thế giới với tiêu chuẩn là một Di sản thiên nhiên”.

Đánh giá trên của ông James Thorsell không phải là mới mẻ và bất ngờ. Bởi trước ông khoảng 550 năm, đại thi hào Nguyễn Trãi, trong một chuyến chu du đến Vân Đồn, đã đắm say trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của Hạ Long và khẳng định:

Lộ nhập Vân Đồn san phục san

Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan


Dịch là :

Đường đến Vân Đồn lắm núi sao

Kỳ quan đất dựng giữa trời cao

(Trích bài Vân Đồn - Đào Duy Anh dịch)

Chính Nguyễn Trãi là danh nhân đầu tiên và sớm nhất khẳng định Vịnh Hạ Long là một kỳ quan.

Vậy vẻ đẹp nào của Hạ Long là “độc đáo với một sự tuyệt mỹ của thiên nhiên ưu đãi” như Hội đồng Di sản thế giới đánh giá?

Chúng tôi xin “lượng hoá”, nêu lên mấy đặc trưng sau:

1. Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên hoành tráng.

Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ vĩ của tạo hoá, kết hợp hài hoà giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng khoẻ khoắn với nét duyên dáng thơ mộng. Nhưng Hạ Long không chỉ là tác phẩm nghệ thuật tĩnh mà luôn luôn biến đổi dáng hình và màu sắc theo thời gian và góc nhìn, tạo nên trong giây lát những cảnh sắc khác thường, có sức quyến rũ, khiến cho du khách ngỡ ngàng, bối rối. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng có những cảm xúc như thế khi chiêm ngưỡng Hạ Long. Ông viết: “Đây là một cảnh hay bao cảnh? Cảnh trần hay cảnh nào?” (Trích Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ).

Trên trái đất này, không có vùng biển đảo nào như Hạ Long, trên diện tích không rộng, mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc. Đảo có chỗ quần tụ lại, xúm xít, trông xa ngỡ chồng chất lên nhau. Thoạt nhìn, tưởng là những tảng than kíp lê khổng lồ lăn xuống vịnh. Có chỗ đảo đứng dọc ngang, xen kẽ nhau, tạo nên tuyến chạy dài hàng chục ki lô mét, như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, có chỗ đảo tách ra, đứt nối, gãy khúc nhấp nhô...

Đảo Hạ Long không phải là những quả núi đá đơn điệu, buồn tẻ, mà là thế giới sống động những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bí ẩn bằng đá. Đảo này thì giống ông già ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng), đảo kia tựa như nhà sư đứng chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư), đảo nọ y hệt đôi gà chọi nhau trên sóng nước (hòn Gà Chọi) hay chú đại bàng đậu trên mỏm đá rình mồi (hòn Con Đại bàng) v.v... Dường như các đảo đá đều có nội tâm, đều có suy nghĩ, khát vọng và hoài niệm về quá khứ như những sinh linh.

Hạ Long! Bái Tử Long! Rồng đã khuất rồi chỉ còn đá

Những đêm trăng đá suy nghĩnhư người

Khi xuân đến, đá động lòngthương nhớ

Khi hè gọi, đá xôn xao trong dạ đá...

(Chế Lan Viên: Cành phong lan bể)

Đi giữa Hạ Long với hàng nghìn đảo đá sừng sững, trăm hình nghìn dáng nhấp nhô, ta có cảm giác như đi giữa một thế giới động vật trải qua hàng triệu năm hoá đá.

Bạn hãy nhìn vào chân các đảo đá, chỗ mấp mé mặt nước. ở đấy, biển cả đã cần cù chạm khắc vào chân đảo nhiều hình dáng kỳ lạ, tầng tầng, lớp lớp, trông xa tựa bức phù điêu uốn lượn quanh chân đảo. Trải qua hàng triệu năm, với sự tác động không ngừng của nước biển (muối) và đá vôi (can xi), hình tượng chạm khắc quanh chân đảo hằn sâu xuống, làm cho chân đảo vẹt hẳn, nhiều chân đảo trở nên mảnh khảnh, không còn cân đối với cái thân đồ sộ của nó, tạo nên những hình tượng kỳ dị, ngộ nghĩnh. Ta tưởng chỉ với một cơn gió cấp năm, cấp sáu, những đảo ấy có thể đổ rầm xuống biển. Điểm xuyết giữa cái thế giới điêu khắc kỳ lạ nhưng còn ở dạng phác thảo ấy là những khối kiến trúc uy nghi, tạo dựng bởi bàn tay tài hoa của nhà kiến trúc sư Tạo hoá. Có đảo hình trụ tứ giác bề thế, bốn mặt phẳng lì, đen bóng như được ghép bằng ván gỗ lim bào nhẵn (hòn Mái Nhà); có đảo cong cong giống chiếc ngà voi, càng lên cao càng thon nhỏ và nhọn sắc (hòn Ngà Voi); có đảo được cấu trúc bởi những phiến đá vuông vức chồng lên nhau, trông chông chênh, nhưng trải qua hàng triệu năm vẫn bền vững trên sóng nước (hòn Xếp). Có đảo đứng sừng sững, trầm mặc, án ngữ một hướng nhìn ra cửa biển (hòn Pháo Đài)... Trên các đảo đá, thảm thực vật thân lùn, lá nhỏ phủ màu xanh mượt mà lên đỉnh như “tóc đào từng chòm” (Nguyễn Trãi: bài Vân Đồn).


Mặt Vịnh Hạ Long, chỗ mênh mông khoáng đạt, chỗ thắt lại như ao, vũng, chỗ bị kẹp giữa hai triền đảo như con kênh, chỗ uốn quanh chân đảo mềm mại tựa dải lụa xanh. Vẻ duyên dáng của Hạ Long là cái lung linh bát ngát, cái tĩnh lặng, huyền ảo của nước, trời: “Núi thì lấp loáng bóng nước, nước thì lênh láng lưng trời” (Chúa Trịnh Cương). Bốn mùa Hạ Long xanh một màu xanh đằm thắm, màu xanh biếc của biển. Màu xanh lam của núi. Màu xanh lục của trời. Màu xanh ấy trường cửu, bát ngát, trẻ trung...

Thành viên cấp 0

b0yv4nd0nkut3_9x

avatar
Thành viên cấp 0
Vân Đồn là tên của một thương cảng quốc tế sầm uất có từ thời nhà Lý. Đầu năm 1288, cái tên này đã được gắn với một trong những trận thủy chiến lớn và mang ý nghĩa chiến lược nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Trong trận đánh này, Nhân Huệ Vương – Trần Khánh Dư đã cho quân phục kích trên suốt quãng đường thủy từ Vân Đồn đến Cửa Lục (TP Hạ Long ngày nay) để đập tan đoàn thuyền chở lương của quân Nguyên Mông xâm lược. Chiến thắng này đã thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ 3 của Hốt Tất Liệt. Quân giặc bị đẩy vào thế thiếu thốn quẫn bách buộc phải rút lui, mở đường cho chiến thắng Bạch Đằng Giang vĩ đại sau đó không lâu.

http://malware-site.www/forum/picture.php?albumid=180&pictureid=2621

Gần ba năm trước tôi đã có dịp đến Vân Đồn để tìm về nơi đã diễn ra trận đánh lịch sử. Tuy nhiên đến đây rồi mới biết Vân Đồn chỉ là cái tên mới cho một huyện đảo nằm cách thị xã Cẩm Phả không xa. Nơi tôi lẽ ra phải đến nằm tận ngoài khơi vịnh Hạ Long: đảo Quan Lạn.


http://malware-site.www/forum/picture.php?albumid=180&pictureid=2622
Cảng Cái Rồng trên huyện đảo Vân Đồn (ngày nay)


Từ bến tàu Hòn Gai (Hạ Long) đến đảo Quan Lạn, mỗi ngày chỉ có duy nhất một chuyến tàu khởi hành lúc 13 giờ 30 phút. Cuộc hành trình ngẫu nhiên lại trùng với tuyến đường thủy của trận đánh Vân Đồn – Cửa Lục năm nào. Điều này đã khiến tôi bớt ái ngại về một chuyến đi kéo dài bốn tiếng trên biển cùng với những người lạ mặt.

Tàu cập bến Quan Lạn vào buổi chiều muộn cùng ngày. Địa điểm đầu tiên tôi đến thăm là đình Quan Lạn. Đây là một ngôi đình khá to với kết cấu cột, kèo là những thân gỗ lớn được điêu khắc rất tinh xảo. Mặc dù đang được trùng tu, nhưng những người có trách nhiệm vẫn có ý thức giữ gìn nét kiến trúc đặc trưng như vốn có của nó. Tôi cảm thấy tiếc cho khá nhiều đền chùa sau khi được tôn tạo bỗng trở thành những công trình bê tông thiếu tính tổng thể với phong cách kiến trúc màu mè và xa lạ.


http://malware-site.www/forum/picture.php?albumid=180&pictureid=2623
Phong cách kiến trúc đặc trưng

http://malware-site.www/forum/picture.php?albumid=180&pictureid=2624
Những nét chạm khắc tinh xảo


Vì lúc đó trời đã bắt đầu tối nên phải đợi đến sáng hôm sau tôi mới có thể bắt đầu chuyến đi tới địa điểm đã diễn ra trận đánh. Sách vở chỉ nói chung chung rằng trận chiến bắt đầu diễn ra từ khu vực Quan Lạn mà không chỉ đích danh ở đâu. Thật may cho tôi, đền thờ Trần Khánh Dư có lưu trữ một tài liệu trong đó nói rằng trận thủy chiến đã diễn ra trên dòng sông Mang. Tuy nhiên, thông tin này cũng đã khiến tôi rất băn khoăn vì chưa bao giờ tưởng tượng ra trận Vân Đồn lại có thể diễn ra trên phạm vi của một con sông. Mãi tới lúc có mặt tại hiện trường tôi mới có thể gỡ bỏ được những băn khoăn này. Gọi là sông nhưng thực chất đây là một eo biển khá rộng giữa hai hòn đảo: Quan Lạn và Trà Bản. Theo lời kể của người đưa tôi tới đây, Trần Khánh Dư đã cho tàu chiến ẩn náu trong các con lạch được các hẻm núi che chắn, đợi tàu hộ tống của địch đi qua mới đánh thẳng vào mạng sườn của đoàn thuyền chở lương vốn không có nhiều chức năng phòng thủ. Cách đánh này cũng được áp dụng trên suốt quãng đường tới Cửa Lục với vô vàn núi đá nhấp nhô, rất thuận lợi cho việc phục kích của thủy quân Đại Việt. Kết quả là đoàn thuyền lương hùng hậu của tướng giặc Trương Văn Hổ đã bị gọt tỉa đến tan vỡ hoàn toàn.


http://malware-site.www/forum/picture.php?albumid=180&pictureid=2625
Dòng sông Mang, nơi đã diễn ra trận thủy chiến Vân Đồn - Cửa Lục

Không thể phủ nhận khả năng cầm quân của Trần Khánh Dư, nhưng điều khiến tôi hứng thú nhất ở vị phó tướng này lại nằm ở cá tính hết sức con người của ông. Lúc “mạt vận” ông đi bán than kiếm sống, khi “lên voi” ông được phong tướng rồi lập đại công. Việc cai quản vùng thương cảng Vân Đồn sầm uất có lẽ đã biến Khánh Dư thành một con người thích kiếm chác. Thế nên trong Đại Việt Sử Ký toàn thư mới có chuyện ông thu mua toàn bộ nón Ma Lôi với giá rẻ, sau đó ra lệnh dân chúng phải đội loại nón này để phân biệt với người Hồ, rồi sai quân đi bán nón giá cao đề thu lời. Cách kiếm tiền này rõ ràng là bất chính, tuy nhiên đối với Trần Khánh Dư, một con người có bản lĩnh, có nhãn quan chiến lược nhưng cũng không hề ít tật, thì chẳng có gì là không thể xảy ra. Đến đây tôi chỉ có thể mỉm cười và thắp cho ông nén hương để tỏ lòng bái phục.

Vân Đồn cũng đã từng là một thương cảng quốc tế, là trung tâm giao thương giữa Đại Việt và các nước xung quanh như: Trảo Oa (Java), Xiêm La (Thái), Tam Phật Tề (Sumatra), Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước nam Á khác. Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư, các mặt hàng xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là nguyên liệu, sản vật và đồ sành sứ. Điều này hoàn toàn phù hợp với những gì tôi được chứng kiến ở Quan Lạn. Một bãi rộng (do thủy triều rút tạo nên) đã phát lộ vô số các mảnh đồ gốm. Người dân ở đây cho biết từ xưa đến nay trên đảo không có bất cứ một cơ sở sản xuất gốm sứ nào. Đây rõ ràng là những vết tích của một thương cảng sầm uất trong quá khứ.


http://malware-site.www/forum/picture.php?albumid=180&pictureid=2626
Dấu tích thương cảng xưa


Mặc dù đã biết trước du lịch Quan Lạn mới chỉ được đưa vào khai thác một vài năm gần đây, tuy nhiên tôi vẫn khá bất ngờ vì vẻ đẹp còn rất hoang sơ của nơi này. Tôi đã ghé qua hai bãi tắm trên đảo. Cả hai đều rất đẹp với những bãi cát trắng trải rộng. Cũng thật thú vị khi được biết tại chốn biển trời này lại có một nơi mang tên Sơn Hào.


http://malware-site.www/forum/picture.php?albumid=180&pictureid=2627
Tìm Hải Vị trên bãi biển Sơn Hào

Tiềm năng du lịch ở Quan Lạn là rất cao. Nếu biết kết hợp ba yếu tố: biển, thắng cảnh và lịch sử; cũng như có sự đầu tư hợp lý, tôi dám cho rằng trong tương lai không xa nơi đây sẽ trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng. Nhất định tôi sẽ trở lại.

Thành viên cấp 2

HuyenLemon

HuyenLemon
Thành viên cấp 2
thao vầy........del đi ........post linh tinh

Sponsored content


Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết