rjver_92
Xem thêm
Khám nghiệm “trinh tiết” là một tập tục phổ biến trên toàn thế giới, xuất phát từ quan điểm sùng bái sự thuần khiết xử nữ. Đứng về mặt lịch sử, khám nghiệm trinh tiết hoàn toàn là sự kỳ thị và lăng nhục phụ nữ.
Ở phương Tây, việc khám trinh tiết xuất hiện vào thời cổ Hy Lạp – La Mã. Ở phương Đông xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Hoa và Ấn Độ với những tập tục kỳ lạ. Những tập tục này cũng sớm ra đời ở khu vực Ả Rập và Trung Đông. Trung Hoa là một trong những quốc gia cực kỳ trọng thị việc xử nữ. Nổi tiếng nhất là kỹ thuật kiểm nghiệm trinh tiết mang tên Thủ Cung Sa.
Theo phương pháp này, họ nuôi thằn lằn trong một cái bình bằng chu sa (màu đỏ). Sau khi cho thằn lằn ăn đủ 7 cân chu sa, họ đem thằn lằn giã nhuyễn rồi bôi lên tay chân hay trên thân thể cô gái. Màu đỏ này quanh năm không pha. Chỉ khi nào cô gái chung chăn gối với người đàn ông thì màu đỏ này tự nhiên biến mất.
Từ đời nhà Nguyên, việc xử nữ ở Trung Hoa đã trở thành một phong tục. Một trong những biện pháp xét nghiệm phổ biến là hình ảnh giọt máu đào trong đêm tân hôn.
Ở Algiêri, sau những lễ nghi cưới hỏi, cô dâu và chú rể được đưa đến phòng tân hôn, có cả những bậc cha mẹ, anh em của hai gia đình đến dự. Dân làng kéo đến quanh nhà, đánh trống và hát những bài ca chúc tụng. Trong lúc này là giờ phút kinh khủng của cô dâu vì nếu cô không chứng tỏ được mình còn trinh tiết thì kể như là chết. Ngay tối hôm đó, anh hay cha cô gái sẽ chẳng để cô sống sót. Nếu con gái còn trinh thì chú rể sẽ chìa tấm vải cho mọi người xem và kế đó là một tiệc liên hoan. Hai bà mẹ cô dâu và chú rể ôm nhau mừng rỡ cho sự nguyên vẹn.
Chính vì sự sùng bái xử nữ là nhiều cô gái đã ma mãnh tìm cách qua mặt đấng lang quân bằng cách dùng những thủ thuật mà Nguyên Du mô tả là nước vỏ lực, máu mào gà… Một cô gái 16 tuổi tên là Fawzia, cư ngụ bên bờ sông Nil, bị cha dượng hãm hiếp và sau đó cô phải lên thành phố để bí mật khâu thẩm mỹ lại. Thời gian sau đó, cô gái này có chồng và đã qua mặt chú rể trong đêm tân hôn. Một ngày nọ, trong lúc ái ân, vì thương chồng nên cô Fawzia đã nói lên sự thật và cho chồng biết mình đã có thai. Người chồng điên tiết cho rằng đứa con kia không phải của anh ta và đuổi cô gái ra đường. Nhà báo Don Schanche thuật lại câu chuyện trên và cho biết đoạn kết bi thảm rằng anh cô gái tên là Admed đã trở về làng để phục hồi danh dự gia đình. Người ta bắt gặp Fawzia, bụng mang dạ chửa, nằm chết ở đầu làng. Admed tuyên bố với mọi người rằng chính anh ta đã giết chết em gái mình để rửa nhục cho gia đình. Sau đó anh ta trở lại nơi làm việc mà không hề bị bắt giữ, còn người chồng của cô Fawzia thì lấy vợ khác.
Trên thế giới, nhiều biện pháp khám nghiệm trinh tiết vừa mang màu sắc mê tín vừa khôi hài và được nhiều dân tộc áp dụng. Ở Hungary xưa, trong đêm tân hôn, người chồng yêu cầu vợ dùng chân trần đặt lên một tấm ván tròn bằng cây bồ đề. Trên 2 mặt ván đều có hình vẽ. Mặt trên vẽ hành lang khóa chặt, biểu thị người vợ thủ tiết với chồng, trên đó có hai thập tự giá biểu hiện cho sự bất hạnh. Ở giữa 2 thập tự giá là hình tròn biểu hiện tính dục. Mặt sau của tấm ván vẽ hình con rắn biểu tượng cho sự giám sát của người chồng đối với sự thủy chung của vợ. Ngoài ra, trên tấm ván còn vẽ hình ảnh những cây roi to tướng, biểu thị cho hình phạt. Họ tin rằng cô gái đánh mất trinh tiết sẽ gặp bất hạnh hay tai nạn khi đặt chân lên tấm ván quyền lực này.
Đối với những dân tộc sống ở Bắc Phi, các quốc gia Ả Rập hay vùng Địa Trung Hải, mất trinh là làm xấu hổ cha mẹ thì phải nhận cái chết. Cũng vì lẽ đó mà các cô gái khi còn nhỏ tuổi đã bị đưa lên bàn mổ. Các cô gái này phải chịu đựng cuộc giải phẫu hết sức đau đớn. Các bé gái bị giữ chặt không cho giãy giụa và bị cắt bằng những dao lam hay nhưng mảnh sành bén mà không hề có thuốc tê. Sau đó các thầy thuốc sẽ khâu vết thương bằng chỉ làm từ ruột mèo và bó chặt 2 đùi lại với nhau trong suốt 40 ngày cho vết thương lành sẹo. Thường sau những cuộc phẫu thuật này là sự nhiễm trùng thận, bàng quang và dẫn đến rối loạn tâm lý. Những hoạt động tình dục của những bé gái này khi lớn lên cũng không được bình thường. Những người thực hiện phẫu thuật không phải là những bác sĩ chuyên môn mà là những pháp sư kiêm thầy thuốc. Họ khâu âm đạo lại chỉ chừa cho một lỗ nhỏ đủ để tiểu tiện và kinh nguyệt lưu thông.
Những tập tục phản khoa học này đã làm cho người phụ nữ đau đớn về thể xác mất đi sự hưng phấn tình dục. Khi thành hôn, một lần nữa, các cô gái phải lên bàn mổ để cắt những mối chỉ, làm âm đạo rộng ra để thực hiện việc sinh con, duy trì nòi giống. Ngày nay việc cắt âm hộ phụ nữ đã bị nghiêm cấm. Thế nhưng, ở những vùng nông thôn hẻo lánh, hàng năm vẫn có nhiều cô gái phải chịu đựng hủ tục này.
Trái với tập tục sùng bái xử nữ là sự cấm kỵ xử nữ. Một trong những nguyên nhân của việc cấm kỵ xuất phát từ quan niệm kỳ lạ của các dân tộc nguyên thủy. Họ cho rằng chảy máu là điều không may. Do vậy mà họ rất sợ sự chảy máu khi màng trinh bị rách của cô gái. Cho rằng những giọt chảy ra từ màng trinh chứa những tố chất cực độc, những bà mẹ Piluch, ở Nam Phi dùng dao rạch đứt màng trinh con gái trước khi con gái trưởng thành.
Ở một vài bộ tộc còn kém hiểu biết hơn khi cho rằng máu của cô gái còn trinh trong đêm tân hôn sẽ trở thành chất độc di hại đến con cháu sau này. Vào thời cổ đại, người Oklan có quan niệm rằng chàng trai nào quan hệ với cô gái còn trinh sẽ phát điên lên mà chết. Vì vậy, một vài bộ tộc tồn tại những tập tục phá màng trinh cho các thiếu nữ. Việc phá trinh thực hiện với những lễ nghi dưới sự chỉ đạo của các nhân vật quyền lực trong bộ tộc như tù trưởng hay các tăng lữ.
Theo 24h
... sỢ chƯa..
Ở phương Tây, việc khám trinh tiết xuất hiện vào thời cổ Hy Lạp – La Mã. Ở phương Đông xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Hoa và Ấn Độ với những tập tục kỳ lạ. Những tập tục này cũng sớm ra đời ở khu vực Ả Rập và Trung Đông. Trung Hoa là một trong những quốc gia cực kỳ trọng thị việc xử nữ. Nổi tiếng nhất là kỹ thuật kiểm nghiệm trinh tiết mang tên Thủ Cung Sa.
Theo phương pháp này, họ nuôi thằn lằn trong một cái bình bằng chu sa (màu đỏ). Sau khi cho thằn lằn ăn đủ 7 cân chu sa, họ đem thằn lằn giã nhuyễn rồi bôi lên tay chân hay trên thân thể cô gái. Màu đỏ này quanh năm không pha. Chỉ khi nào cô gái chung chăn gối với người đàn ông thì màu đỏ này tự nhiên biến mất.
Từ đời nhà Nguyên, việc xử nữ ở Trung Hoa đã trở thành một phong tục. Một trong những biện pháp xét nghiệm phổ biến là hình ảnh giọt máu đào trong đêm tân hôn.
Ở Algiêri, sau những lễ nghi cưới hỏi, cô dâu và chú rể được đưa đến phòng tân hôn, có cả những bậc cha mẹ, anh em của hai gia đình đến dự. Dân làng kéo đến quanh nhà, đánh trống và hát những bài ca chúc tụng. Trong lúc này là giờ phút kinh khủng của cô dâu vì nếu cô không chứng tỏ được mình còn trinh tiết thì kể như là chết. Ngay tối hôm đó, anh hay cha cô gái sẽ chẳng để cô sống sót. Nếu con gái còn trinh thì chú rể sẽ chìa tấm vải cho mọi người xem và kế đó là một tiệc liên hoan. Hai bà mẹ cô dâu và chú rể ôm nhau mừng rỡ cho sự nguyên vẹn.
Chính vì sự sùng bái xử nữ là nhiều cô gái đã ma mãnh tìm cách qua mặt đấng lang quân bằng cách dùng những thủ thuật mà Nguyên Du mô tả là nước vỏ lực, máu mào gà… Một cô gái 16 tuổi tên là Fawzia, cư ngụ bên bờ sông Nil, bị cha dượng hãm hiếp và sau đó cô phải lên thành phố để bí mật khâu thẩm mỹ lại. Thời gian sau đó, cô gái này có chồng và đã qua mặt chú rể trong đêm tân hôn. Một ngày nọ, trong lúc ái ân, vì thương chồng nên cô Fawzia đã nói lên sự thật và cho chồng biết mình đã có thai. Người chồng điên tiết cho rằng đứa con kia không phải của anh ta và đuổi cô gái ra đường. Nhà báo Don Schanche thuật lại câu chuyện trên và cho biết đoạn kết bi thảm rằng anh cô gái tên là Admed đã trở về làng để phục hồi danh dự gia đình. Người ta bắt gặp Fawzia, bụng mang dạ chửa, nằm chết ở đầu làng. Admed tuyên bố với mọi người rằng chính anh ta đã giết chết em gái mình để rửa nhục cho gia đình. Sau đó anh ta trở lại nơi làm việc mà không hề bị bắt giữ, còn người chồng của cô Fawzia thì lấy vợ khác.
Trên thế giới, nhiều biện pháp khám nghiệm trinh tiết vừa mang màu sắc mê tín vừa khôi hài và được nhiều dân tộc áp dụng. Ở Hungary xưa, trong đêm tân hôn, người chồng yêu cầu vợ dùng chân trần đặt lên một tấm ván tròn bằng cây bồ đề. Trên 2 mặt ván đều có hình vẽ. Mặt trên vẽ hành lang khóa chặt, biểu thị người vợ thủ tiết với chồng, trên đó có hai thập tự giá biểu hiện cho sự bất hạnh. Ở giữa 2 thập tự giá là hình tròn biểu hiện tính dục. Mặt sau của tấm ván vẽ hình con rắn biểu tượng cho sự giám sát của người chồng đối với sự thủy chung của vợ. Ngoài ra, trên tấm ván còn vẽ hình ảnh những cây roi to tướng, biểu thị cho hình phạt. Họ tin rằng cô gái đánh mất trinh tiết sẽ gặp bất hạnh hay tai nạn khi đặt chân lên tấm ván quyền lực này.
Đối với những dân tộc sống ở Bắc Phi, các quốc gia Ả Rập hay vùng Địa Trung Hải, mất trinh là làm xấu hổ cha mẹ thì phải nhận cái chết. Cũng vì lẽ đó mà các cô gái khi còn nhỏ tuổi đã bị đưa lên bàn mổ. Các cô gái này phải chịu đựng cuộc giải phẫu hết sức đau đớn. Các bé gái bị giữ chặt không cho giãy giụa và bị cắt bằng những dao lam hay nhưng mảnh sành bén mà không hề có thuốc tê. Sau đó các thầy thuốc sẽ khâu vết thương bằng chỉ làm từ ruột mèo và bó chặt 2 đùi lại với nhau trong suốt 40 ngày cho vết thương lành sẹo. Thường sau những cuộc phẫu thuật này là sự nhiễm trùng thận, bàng quang và dẫn đến rối loạn tâm lý. Những hoạt động tình dục của những bé gái này khi lớn lên cũng không được bình thường. Những người thực hiện phẫu thuật không phải là những bác sĩ chuyên môn mà là những pháp sư kiêm thầy thuốc. Họ khâu âm đạo lại chỉ chừa cho một lỗ nhỏ đủ để tiểu tiện và kinh nguyệt lưu thông.
Những tập tục phản khoa học này đã làm cho người phụ nữ đau đớn về thể xác mất đi sự hưng phấn tình dục. Khi thành hôn, một lần nữa, các cô gái phải lên bàn mổ để cắt những mối chỉ, làm âm đạo rộng ra để thực hiện việc sinh con, duy trì nòi giống. Ngày nay việc cắt âm hộ phụ nữ đã bị nghiêm cấm. Thế nhưng, ở những vùng nông thôn hẻo lánh, hàng năm vẫn có nhiều cô gái phải chịu đựng hủ tục này.
Trái với tập tục sùng bái xử nữ là sự cấm kỵ xử nữ. Một trong những nguyên nhân của việc cấm kỵ xuất phát từ quan niệm kỳ lạ của các dân tộc nguyên thủy. Họ cho rằng chảy máu là điều không may. Do vậy mà họ rất sợ sự chảy máu khi màng trinh bị rách của cô gái. Cho rằng những giọt chảy ra từ màng trinh chứa những tố chất cực độc, những bà mẹ Piluch, ở Nam Phi dùng dao rạch đứt màng trinh con gái trước khi con gái trưởng thành.
Ở một vài bộ tộc còn kém hiểu biết hơn khi cho rằng máu của cô gái còn trinh trong đêm tân hôn sẽ trở thành chất độc di hại đến con cháu sau này. Vào thời cổ đại, người Oklan có quan niệm rằng chàng trai nào quan hệ với cô gái còn trinh sẽ phát điên lên mà chết. Vì vậy, một vài bộ tộc tồn tại những tập tục phá màng trinh cho các thiếu nữ. Việc phá trinh thực hiện với những lễ nghi dưới sự chỉ đạo của các nhân vật quyền lực trong bộ tộc như tù trưởng hay các tăng lữ.
Theo 24h
... sỢ chƯa..
No Comment.