Diễn Đàn Vân Đồn

Nơi giao lưu, kết bạn và cùng nhau thể hiện cá tính

Tự động đăng nhập lần sau

Bài gửi sau cùng

»Máy đo độ đụcvuonghoang2388 Tue 17 Nov 2015, 14:39
»Dưỡng đo, căn lá giá rẻvuonghoang2388 Sun 15 Nov 2015, 14:31
»Máy dò kim loại cầm tayvuonghoang2388 Thu 12 Nov 2015, 14:43
»Phụ kiện cửa kính phù hợp để lắp đặt cửa đẩyduancuacuon Tue 10 Nov 2015, 16:51
»Bút camera, camera bút, camera ngụy trangvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:40
»Máy hiệu chuẩn âm thanh, thiết bị hiệu chuẩn âm thanhvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:37
»Những thông số quan trọng của bản lề sàn ADLER A- 2000duancuacuon Fri 30 Oct 2015, 10:30
»Sửa khóa cửa cường lực ở đâu Hà Nội tốt nhất?duancuacuon Thu 29 Oct 2015, 15:11
»Bản lề sàn Newstar Hs-233Zduancuacuon Wed 28 Oct 2015, 14:35
»Nhận cung cấp phụ kiện VVP số lượng lớnduancuacuon Tue 27 Oct 2015, 18:28

Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

1Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Nói về Vân Đồn thân yêu! Tue 07 Apr 2009, 12:39

Thành viên cấp 1

_Star[No.1]

_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
1. Địa danh huyện Vân Đồn qua các thời kỳ lịch sử
Vân Đồn, một địa đầu của tổ quốc, một cửa ngõ của Việt Nam xưa. Mảnh đất này ngay từ buổi rạng đông của lịch sử đã gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ khi có sử sách ghi chép, huyện Vân Đồn ngày nay đã trảI qua bao thay đổi. Địa danh thay đổI vớI tên gọI khác nhau, lúc là Trang Vân Đồn, lúc là châu Vân Đồn, lúc là châu Cẩm Phả….Song tên Vân Đồn vẫn là niềm tự hào của con ngườI sống trên mảnh đất này. VớI một truyền thống lịch sử vẻ vang, anh dũng, thế hệ nốI tiếp thế hệ, hào khí Vân Đồn đã thôi thúc con ngườI nơi đây vượt qua khó khăn gian khổ, hy sinh, quyết bám đất, bám biển xây dựng và bảo vệ mảnh đất tiền tiêu của tổ quốc trảI qua các thờI kì lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Thời Hùng Vương 279 TCN – 258 thuộc bộ Ninh Hải , nước Van Lang.
Thời nhà Thục 257 – 208 TCN, Vân Đồn, thuộc Bộ Ninh Hải, nước Âu Lạc.
Thời thuộc Triệu 207 TCN – 111 TCN, Vân Đồn, thuộc Bộ Ninh Hải, nước Nam Việt.
Bắc thuộc lần I (111 TCN – 40), Vân Đồn thuộc quận Giao Chỉ.
Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê 938 – 1009, Vân Đồn thuộc lộ Triều Dương (cũng gọI là Trấn Triều Dương).
Thời Lý 1010 – 1225, quốc hiệu Đại Việt, 1013 đổi trấn triều Dương thành châu Vĩnh An. Đời vua Lý Anh Tông, năm 1149, Đại Định năm thứ 10 lập trang Vân Đồn gồm các đảo thuộc quân đảo Vân Hải làm nơi buôn bán với nước ngoài.
Thời Trần 1225 – 1400 quốc hiệu Đại Việt. Năm 1242, Trần Thái Tông đổi châu Vĩnh An thành lộ Hải Đông, có 8 huyện Yên Bang, Chi Phong, Yên Lập, Yên Hưng, Tân An, Đại Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn. Trước 1945, cả đảo Kế Bào mới có một xã là Đại Độc, huyện Vân Đồn ngày nay là huyện Đại Độc và Vân Đồn thời Trần. 1285, Trần Nhân Tông đổi lộ Hải Đông thành Lộ An Bang. Năm 1397, Trần Anh Tông đổi lộ An Bang thành lộ phủ Tân An.
Thời Hồ 1407 – 1427. Năm 1407, Hồ Hán Thương đổi lộ phủ Tân An thành châu Tĩnh An, có 8 huyện An Đồng, Văn Phong, Tân An, An Hoà, An Lập, Đại Độc, An Ninh, Vân Đồn. Huyện Vân Đồn ngày nay là huyện Đại Độc và Vân Đồn thời Hồ hợp lại.
Thời thuộc Minh 1427 – 1427. Đời Trần Quý Khoáng, năm Tân Mão 1411, Trùng Quang năm thứ 3 nhập huyện Đại Độc vào huyện Tân An. Huyện Vân Đồn ngày nay, thời diểm năm 1411 gồm huyện Vân Đồn và một phần đất của huyện Tân An.
Đời Lê Thái Tổ, năm Mậu Thìn 1428, Thuận Thiên năm thứ nhất, chia nước thành 5 đạo, dưới đạo có lộ, trấn, phủ, huyện. Huyện Vân Đồn ngày nay thuộc trấn An Bang.
Đời Lê Thánh Tông, năm Bính Tuất 1466, Quang Thuận năm thứ 7, chia nước thành 15 đạo thừa tuyên, và một phủ trung đô, dưới đạo thừa có phủ và châu, dưới phủ có huyện, Vân Đồn thuộc đạo thừa tuyên An Bang.
Thời Hậu Lê. ĐờI Lê Anh Tông, 1557, vì tránh tên huý của nhà vua là Lê Duy Bang, trấn An Bang đổi tên Yên Quảng, có một phủ Hải Đông và 3 huyện (Chi Phong, An Hưng, Hoàng Bồ), 3 châu (Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn). Vân Đồn ngày nay gồm một phần đất của châu Vĩnh An và châu Vân Đồn thời Hậu Lê.
Đời Lê Đế Duy 1731, Vĩnh Khánh năm thứ 3, Vân Đồn ngày nay là đất của châu Vân Đồn và một phần của châu Vĩnh An.
Thời Nguyễn 1802 –1945. Năm 1836, vua Minh Mạng năm thứ 17, đổi châu Vân Đồn thành tổng Vân Hải (thuôc huyện Hoa Phong thờI Lê). 19-8-1890, phủ toàn quyền Pháp ra nghị định lập phủ Nghiêm Phong là hai huyện Cát Hải và Vân Hải. Huyện Vân Đồn ngày nay thuộc huyện Vân Hải. Ngày 10-10-1895 Thành Thái năm thứ 7, phủ toàn quyền Pháp ra nghị định thành lập hai làng người Việt ở đảo Kế Bào (Cái Bầu). Năm 1923, chính quyền bảo hộ Pháp lập tổng Vân Hải sáp nhập vào huyện Hoàng Bồ.
Thời Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Cách mạng tháng 8-1945 thành công, huyện Vân Đồn ngày nay thuộc châu Cẩm Phả, bao gồm thị xã Cẩm Phả và huyện Vân Đồn ngày nay.
Ngày 19-7-1946, Bộ nội vụ ra nghị định số 269 NV/NĐ thành lập lại tỉnh Quảng Yên và khu Đặc biệt Hòn Gai…dưới sự lãnh đạo trực tiếp của uỷ ban hành chính Bắc bộ. Khu Đặc biệt Hòn Gai gồm 6 thị xã Cẩm Phả bến, Cẩm Phả mỏ, Hà Tu, Hà Lầm, Hòn Gai, Bãi cháy và châu Cẩm Phả (gồm đảo Cái Bầu và phố Ba Chẽ).
Tháng 12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tháng 3-1947, Bộ nội vụ ra quyết định sáp nhập khu đặc biệt Hòn Gai với tỉnh Quảng Yên thành Liên tỉnh Quảng Hồng, đảo Cái Bầu thuộc lien tỉnh Quảng Hồng. Ngày 10-12-1948, Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu I ra quyết định số 206 PEI, chia tỉnh Quảng Hồng thành khu đặc biệt Hòn Gai gồm thị xã Hòn Gai, thị xã Cẩm Phả và huyện Cẩm phả.
Ngày 16-7-1964, Bộ nội vụ ra quyết định số 198-Nv, sáp nhập xã Cô Tô và xã Thanh Lân ( trước kia trực thuộc Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Ninh quản lý) vào huyện Cẩm Phả. Ngày 16-9-1966, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 185 – CP, sáp nhập xã Thắng Lợi thuộc thị xã Cẩm Phả vào huyện Cẩm Phả. Ngày 16-1-1979, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 17-CP giải thể xã Văn Châu thuộc huyện Cẩm Phả, chuyển đất đai, dân cư về thị xã Cẩm Phả quản lý, sáp nhập vào xã cộng hoà của huyện Cẩm Phả vào thị xã Cẩm Phả. Ngày 19-9-1981, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định 63 HĐBT, giải thể xã Tân Hải sáp nhập vào xã Ngọc Vừng, giải thể xã Thạch Hà, sáp nhập vào xã Đông Xá và xã Hạ Long thành lập thị trấn Cái Rồng huyện Cẩm Phả.
Ngày 16-4-1988, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 62 HĐBT hợp nhất xã Vạn Yên và Vạn Hoa thành xã Vạn Yên mới. Ngày 13-4-1994, chính phủ ra nghị định số 28/CP. Tách hai xã Cô Tô và Thanh Lân của huyện Cẩm Phả để thành lập huyện Cô Tô. Đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn.

http://360.yahoo.com/atbickmaster

2Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Tue 07 Apr 2009, 12:40

Thành viên cấp 1

_Star[No.1]

_Star[No.1]
Thành viên cấp 1
2. Vị trí địa lí và dân cư (bổ sung).
@, Dân cư.
Tính đến 31-12-2005, dân số huyện Vân Đồn có 40764 ngườI, 9130 hộ, vớI 9 dân tộc anh em, Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mường, Sán Dìu, Cao Lan, Hoa và Thán Sín cùng chung sống hoà hợp. Dân cư phân bố không đồng đều trên 20 hòn đảo, tập trung đông nhất ở quần đảo Cái Bầu và đảo Quan Lạn.
Quá trình hình thành dân cư ở đây trảI qua những biến cố của lịch sử, số ngườI gọI là “dân gốc” phần lớn là đồng bào dân tộc ít ngườI Sán Dìu, ngườI kinh chủ yếu là dân Đồ Sơn - HảI Phòng và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, một số dân tộc ở các nơi khác bị đế quốc thực dân, chủ mỏ bóc lột phảI bỏ quê hương, hầm mỏ đi di cư đến đây để kiếm kế sinh nhai. Một số là ngườI Hoa (sống tập trung ở xã Hạ Long, Đông Xá, Đài Xuyên và rảI rác ở một số xã khác từ bên Tring Quốc từ thờI Mãn Thanh và Trung Hoa Dân Quốc sang lánh nạn do chiến tranh. Sau này một số dân do kinh tế túng thiếu đi tìm kiếm kế sinh nhai rồI cư trú tạI đây). Ở Vân Đồn, nghề nghiệp chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, nghư nghiệp và vận tảI nhỏ.
VTĐL. (Thiếu copytu8) Là một huyện ít sông, suốI chỉ có một sông lớn là song Voi Nhớn dài 18km, đồI núi nhiều chủ yếu là núi đá vôi độ cao 200 – 300m. Địa hình thấp dần từ Đông sang Tây. Độ cao trung bình 40m so vớI mực nước biển, độ dốc trung bình là 25.
Huyện Vân Đồn nằm trong khu vực nhiệt đớI gió mùa, từ tháng 3 đến tháng 8 gió Đông Nam từ biển thổI vào mát mẻ. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau khí hậu lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thổI về. Vì vậy hay gây ra sương mù, lượng mưa trung bình năm ở khu vực đảo Cái Bầu 1748mm, ở đảo Bản Sen, quần đảo Vân HảI 2442mm, địa bàn bị chia cắt. Ở quần đảo Vân HảI, ngoài cùng là những dãy núi hình cánh cung chạy dài ngăn cách vớI Vịnh Bắc Bộ, các đảo là núi đất chân đá, xen núi đá. Cứ một lớp núi lạI một lớp nước, chỗ hai núi cách nhau gọI là cửa biển, khác vớI những nơi khác cửa biển là do sông chảy ra biển. Từ Vân Đồn đi sâu vào đất liền, qua nhiều của song lớn như Cửa Đài, Cửa Tiếu, Cửa Ông, Cửa Lục đặc biệt là cửa sông Tranh (thông vớI sông Bạch Đằng – Thái Bình đi vào Đồng bằng Bắc Bộ).
Từ Vân Đồn đi ra Vịnh Bắc Bộ có thể đi qua Cửa ĐốI, cửa Thiền Môn, cửa Dứa, cửa Vạn… Rừng đảo Vịnh Bái Tử Long nhấp nhô, hệ thống luồng lạch chằng chịt, khúc khuỷu, cồn cát ngầm và ghềnh đá lởm chởm của vùng biển đảo. Đó là một sự thử thách đốI vớI những ai chưa quen biết, nhưng khi đã nắm vững địa hình và quy luật của thuỷ triều thì địa hình hiểm trở này trở thành yếu tố hết sức quan trọng, một lợI thế đảm bảo thắng lợI khi tấn công cũng như phòng thủ. Phát hiện được đặc điểm có tính chiến lược của địa hình vùng biển đảo Vân Đồn trong quá trình hình thành lịch sử lập nước và giữ nước, ông cha ta vớI tầm nhìn xa đã coi trọng Vân Đồn như một tiền tiêu trọng yếu trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
3. Truyền thống.
Vân Đồn giữ vị trí cực kỳ quan trọng, án ngữ đường hang hảI quốc tế và vùng biển Trung Quốc qua Việt Nam. Nhận rõ vị trí chiến lược của vùng biển đảo này, từ xa xưa ông cha ta đã chú trọng xây dựng các căn cứ phòng thủ bảo vệ đất nước. Năm 1149 đờI vua Lý Anh Tông thành lập Trang Vân Đồn. ThờI Trần Dụ Tông (1349) đặt quan trấn, quan lộ và sát hảI sứ ở Trấn Vân Đồn, xây điếm canh ở xã Ngọc Vừng. Năm 1527 – 1529, nhà Mạc cho xây thành ở đảo Phượng Hoàng của Mai xã Ngọc Vừng. Năm 1839, Nguyễn Công Trứ tâu vớI vua Minh Mạng cho xây một đồn ở thôn Đông Vựng (xã Ngọc Vừng hiện nay) gọI là đồn Tĩnh Hải.
Xưa kia phong kiến phương bắc xâm lược nước ta đi bằng đường thuỷ đều phảI qua vùng biển Vân Đồn. Nơi đây đã từng là nơi trú quân và diễn ra những trận đánh oai hùng của dân tộc Việt Nam chống kẻ thù xâm lược. Trong những năm 1074 – 1075, Vân Đồn là nơi trú quân do Lý Thường Kiệt chỉ huy tiến đánh vào tận sào huyện của quân Tống, phá tan âm mưu xâm lược của chúng đốI vớI nước ta.
Năm 1288, trận Vân Đồn của lục dướI sự chỉ huy của tướng Trần Khánh Dư đã đánh tan đoàn thuyền lương của quân Nguyên Mông do Trương Văn Hổ chỉ huy, góp phần quan trọng cùng dân tộc làm nên chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử.
Trong các năm 1838 – 1839, khi được tin giặc cướp ổI lên đánh chiếm đảo Chàng Sơn, triều đình nhà Nguyễn đã cử Nguyễn Công Trứ đem quân đến Vân Đồn tiến ra đảo Chàng Sơn đánh dẹp giặc cướp.
Vào cuốI thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ, phong trào Cần Vương dấy lên sôi nổI khắp vùng Đông Bắc. Trong thờI kỳ đó vùng biển đảo Vân Đồn đã trở thành căn cứ địa của cuộc khởI nghĩa do Đế Hồng, Cai Thái, Lãnh Pha, Lánh Hy lãnh đạo. Từ núi Cái Quýt, Vạn Hoa, Hà Vực nghĩa quân nhiều lần tiến hành tập kích đánh chiếm các vị trí của quân Pháp ở mỏ Kế Bào. Năm 1888, toàn quyền Đông Dương Công-Stăng (Cóntant) ký văn bản “nhượng không điều kiện và vĩnh viễn toàn bộ trên mặt đất và dướI đất trong khu vực tạo thành cù lao Kế Bào” cho tên Giăng-Đuy-Puy, vì hắn có công dẫn đường cho thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ mà không cần đến thế ước của triều đình nhà Nguyễn. Mỏ than Kế Bào được thành lập vớI số vốn ban đầu 2,5 triệu Phơrăng, số vốn đó ngày một tăng lên. Từ 1891-1895 đã vọt lên 6 triệu Phơrăng. Nhằm khai thác được nhiều than, vơ vét về chính quốc và xuất khẩu, kiếm nhiều lợI nhuận siêu nghạch, thực dân Pháp đã cho xây dựng một số công trình căn bản vớI gần 10 đường lò, 14km đường goòng, một nhà máy sàng công suất 1.683 mã lực và xây dựng cảng Vạn Hoa.
Ngày 19-12-1911, công ty than Kế Bào được thành lập vớI số vốn ban đầu là 30 triệu Phơrăng. Năm 1890 có 2.750 công nhân. Năm 1932, có 1.700 công nhân Á Đông và 13 ngườI châu âu. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế của các nươc stư bản chủ nghĩa (1929-1933), bọn thực dân thẳng tay giãn thợ. Vì vậy đến năm 1935 chỉ còn 600 công nhân ngườI Á Đông và 2 ngườI châu âu.
chế độ thống trị của thực dân mỏ ở đây vô cùng hà khắc, công nhân, nông dân ở đây phảI chịu hai bộ máy áp bức bóc lột thậm tệ. Một là bộ máy áp bức bóc lột của bọn thực dân phong kiến. Hai là bộ máy thống trị của bọn thực dân chủ mỏ cùng vớI bộ máy bạo lực của bọn thực dân phong kiến để bảo vệ mỏ, chống lạI các cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động.
VớI bộ máy thống trị đó, công nhân, nông dân lao động bị áp bức bóc lột thậm tệ. ĐờI sống của công nhân mỏ than Kế Bào vô cùng khổ cực. Báo “Phụ nữ tân văn” xuất bản tạI Sài Gòn năm 1929 miêu tả như sau “Cặm cụI làm tốI ngày, cuốc than, xúc than, đẩy xe than mà giá trị một ngày lao động của công nhân không được là bao. MỗI ngày 20,25 xu mà nào có mấy khi được đủ, còn hao nọ hụt kia”. Công làm đã ít, thờI gian làm lại quá nhiều. Sáng dậy từ 2 giờ, cơm nước xong xuôi vộI vàng ra chuyến xe than 4 giờ 30 để kịp đến chỗ làm. Đến Kế Bào khoảng 5 giờ 30. ngày Làm 12 tiếng rất khổ cực. Ở Kế Bào đến 6 giờ 30, 7 giừo mớI có chuyến xe về Vạn Hoa, xuống đến Vạn Hoa cũng phảI 9-10 giờ đêm, cơm nước xong xuôi cũng phảI 11, 12 giờ đêm..
Những ngườI nông dân trong huyện cũng bị bọn thực dân phong kiến áp bức bóc lột chẳng kém gì công nhân. Đàn ông từ 18 tuổI trở lên được coi là “thành viên của xã hộI” và được chia ruộng, những phảI thực hiện nghĩa vụ hằng năm như đi phu, đi canh gác, lao dịch, đi lính, mỗI năm 30 đồng thuế thâ, 4 hào tạp dịch. Đàn bà dù đủ 18 tuổI cũng không được coi là “thành viên của xã hội” mà là ngườI thừa. Họ không được chia ruộng, không được hưởng quyền như đàn ông.
VớI hằng trăm thứ thuế như thuế than, thuế đất, thuế rừng…nhiều gia đình cấy ruộng của địa chủ cường hào không đủ thóc nộp tô cho chúng, phảI đem ruộng nhà gán nợ, nhiều ngườI phảI sống du canh du cư.
NgườI dân làm nghề biển bị chúng coi là ngườI thừa trong xã hộI, nay đây mai đó, không quê hương bản quán, không nhà, không ruộng vườn. Cả gia đình sống trên một chiếc thuyền rách nát lênh đênh trên biển, chống chọI vớI sóng gió, dông bão, tử thần để kiếm sống.
Vớí phương thức sản xuất phong kiến, trình độ sản xuất thấp kém, tập quán canh tác lạc hậu, nền kinh tế nông nghiệp không phát triển được, nông nghiệp bị đình đốn. Toàn huyện Vân Đồn không có một công trình thuỷ lợI nào, ruộng đất bị xói mòn rửa trôi, bạc màu nên năng suất lao động thấp, nguồn lương thực chủ yếu là khoai, sắn, đờI sống của nhân dân rất khổ cực. Câu ca cửa miệng “Cháo sắn loãng, trông thấy rui nhà”, nói lên nỗI khổ cực của ngườI dân Vân Đồn thờI bấy giờ. Quanh năm suốt tháng, ăn bữa nay không thấy bữa mai, tháng ba ngày tám, dân phảI đi đào củ rừng ăn thay gạo. Trừ những nhà địa chủ giàu có trong huyện không có một nhà mái ngói. TrờI nóng cũng như trờI rét, dân nghèo ngủ không có chăn màn, khi trờI lạnh thì nằm ổ lá chuốI, lá cây rừng, ổ rơm…may có nhà nào kiếm đươc bao đay khâu lạI thành chăn.
Vanhoá
Thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, trước năm 1936, cả huyện không có một trường học, hầu hết dân mù chữ. Mãi đến năm 1936, phong trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh do Đảng cộng sản phát động giành thắng lợI thì chính quyền thực dân phong kiến mớI đưa hương sư (thầy giáo) về dạy học ở Cái Bầu. Năm 1941 thực dân Pháp cho dựng trường tiểu học ở Quan Lạn. Đến năm 1945, trường đóng cửa do dân đói không có ngườI đi học.
Cả huyện không có một công trình văn hoá, nhưng song bạc và tiệm hút thì nhan nhản khắp nơi. Sống trong xã hộI thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, đau ốm, bệnh tật tràn lan đã trở thành những cơn dịch lớn.
Do không có một trình độ văn hoá, sự hiểu biết thấp, mỗI khi bị bệnh ngườI dân ở đây chỉ biết mờI thầy mo, thầy cúng, thầy bói đến cầu trờI khấn phật, trừ tà, bắt ma, đuổI quỷ…Những ngườI có đôi chút hiểu biết, dựa theo kinh nghiệm cổ truyền thì tìm đến các ông lang thuốc nam, vào rừng lấy lá cây tự chữ. NgườI bị bệnh nhẹ sống là may, ai bị bệnh nặng thì chết, bởI cả huyện không có một trung tâm y tế nào.
Các cuộc đấu tranh.
Bị thực dân phong kiến áp bức bóc lột, ngườI công nhân, nông dân huyện Vân Đồn hiểu rằng “phảI đấu tranh ta phảI tự giảI phóng cho ta”. Họ đã vùng lên đấu tranh chống lạI sự áp bức bóc lột của bọn thực dân chủ mỏ, và chính quyền thực dân phong kiến, tiêu biểu là cuộc khởI nghĩa của Đề Hồng, Cai Thái 1890-1895, xây dựng căn cứ tạI đảo Ngọc Vừng, sau đó chuyển vào đảo Kế Bào chống Pháp, nhiều ngườI dân đã đi theo ngọn cờ khởI nghĩa của các ông.
Năm 1902, 26 công nhân mỏ than Kế Bào đã đẩy hai tên lính xuống lò giếng rồI bỏ chạy vì chúng thường hay doạ nạt công nhân. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân mỏ Kế Bào vớI ý thức tập thể, chống lạI bọn thực dân chủ mỏ. Nó mở đầu cho phong trào đấu tranh của công nhân khu mỏ trong thờI kỳ mớI, khích lệ nhân dân đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống, tiến tớI giành độc lập dân tộc.
Từ năm 1922, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở khu mỏ bằng phong trào “vô sản hoá” của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hộI, nhiều chi bộ Đông Dương cộng sản đảng được thành lập ở khu mỏ, chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở khu vực Hòn Gai-Cẩm Phả đã cử cán bộ về mỏ Kế Bào hoạt động. Mở ra một thờI kỳ đấu tranh mớI.

http://360.yahoo.com/atbickmaster

3Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Tue 07 Apr 2009, 12:41

Thành viên cấp 4

Nguyễn Mạnh Chipstyle

Nguyễn Mạnh Chipstyle
Thành viên cấp 4
bÓc tEm!
:vandonvip:

4Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Mon 20 Apr 2009, 13:15

Thành viên cấp 2

ღ¤Shjlvadamº•— ®

ღ¤Shjlvadamº•— ®
Thành viên cấp 2
Chuẩn......

http://www.vandonstar.com

5Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Mon 20 Apr 2009, 14:44

Thành viên cấp 0

loanfuture

loanfuture
Thành viên cấp 0
trờ ơi sao ma `daj` the'

6Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Tue 21 Apr 2009, 20:28

Thành viên cấp 1

nhÓc.Ếck

nhÓc.Ếck
Thành viên cấp 1
em duyệt

7Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Thu 23 Apr 2009, 20:22

Thành viên cấp 3

ốc.ma

ốc.ma
Thành viên cấp 3
dai vây...........

8Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Thu 30 Apr 2009, 13:39

Thành viên cấp 1

Me0Xjnh_Cp

Me0Xjnh_Cp
Thành viên cấp 1
ỐI ZOI ` oi ............pÁC đỊnh KHủNG Bố Kả NHà AK ........GiỚi thiệu j mA` toàn số là số ...........nHỳn mà chOáng

9Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Thu 30 Apr 2009, 13:41

Thành viên cấp 5

vẹtcutie

vẹtcutie
Thành viên cấp 5
đọc xog nổ mắt @-) Smile_05

http://www.vandonstar.com

10Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Wed 06 May 2009, 13:56

Thành viên cấp 1

tuzin.xiteen

tuzin.xiteen
Thành viên cấp 1
:P chu pe' li nhj doc dc thj toet ca mat ra

11Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Thu 14 May 2009, 12:41

Thành viên cấp 1

BBoyKent9x

BBoyKent9x
Thành viên cấp 1
hic doc. xong buon` ngu?

12Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Thu 14 May 2009, 12:44

Thành viên cấp 2

nGỐz.s2.pÉo

nGỐz.s2.pÉo
Thành viên cấp 2
haizzzzzzzzzzzzzzzz

13Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Thu 14 May 2009, 21:12

Thành viên cấp 2

BiG_EyEs

BiG_EyEs
Thành viên cấp 2
Vãi Quả Xoài . Đọc Xog Chết Rệu ^^ Smile_05

Thích K.thích
Message reputation : 100% (1 vote)

14Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Sun 24 May 2009, 18:04

Thành viên cấp 5

Mr.TuanCavalli

Mr.TuanCavalli
Thành viên cấp 5
đọc dược 2 câu thì buồn ngủ rùi đọc tiep sao đc ta

15Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Wed 23 Jun 2010, 18:42

Thành viên cấp 1

koytunvd

koytunvd
Thành viên cấp 1
Khó hiểu

Khách tới chơi, cả nhà đi vắng, chỉ có cậu bé 5 tuổi ở nhà. Ông khách kiếm câu chuyện làm quà:

- Người mà bố cháu gọi là mẹ thì cháu gọi bằng gì?

- Dạ, bà ạ.

- Thế còn người mà bố cháu gọi bằng bà thì cháu gọi bằng gì?

- Là mẹ ạ.


o O o


Cô bạn hàng xóm sang chơi, bế và hôn em bé. Em bé khóc ré lên. Thấy vậy, bà mẹ dỗ:

- Kìa sao con khóc, ngoan nào...

- Con sợ...

- Con sợ gì nào?

- Hôm qua sang chơi, bố hôn cô ấy rồi bị tát đau lắm.

16Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Wed 23 Jun 2010, 19:58

Thành viên cấp 2

Anh2KuTo

Anh2KuTo
Thành viên cấp 2
Hay lắm . Thank admin nhe! Có tập 2 ko anh.

http://Phongdai.tk

17Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Wed 23 Jun 2010, 20:16

Thành viên cao cấp

[CGB] ♥ |Híp - Lady|

[CGB] ♥ |Híp - Lady|
Thành viên cao cấp
koytunvd đã viết:Khó hiểu

Khách tới chơi, cả nhà đi vắng, chỉ có cậu bé 5 tuổi ở nhà. Ông khách kiếm câu chuyện làm quà:

- Người mà bố cháu gọi là mẹ thì cháu gọi bằng gì?

- Dạ, bà ạ.

- Thế còn người mà bố cháu gọi bằng bà thì cháu gọi bằng gì?

- Là mẹ ạ.


o O o


Cô bạn hàng xóm sang chơi, bế và hôn em bé. Em bé khóc ré lên. Thấy vậy, bà mẹ dỗ:

- Kìa sao con khóc, ngoan nào...

- Con sợ...

- Con sợ gì nào?

- Hôm qua sang chơi, bố hôn cô ấy rồi bị tát đau lắm.
miÊn Man Gớm...!!~
#:S #:S

18Nói về Vân Đồn thân yêu! Empty Re: Nói về Vân Đồn thân yêu! Wed 23 Jun 2010, 20:24

Thành viên cấp 3

online2vd

online2vd
Thành viên cấp 3
cHẢ HyỂU Rỳ kẢ :))

Sponsored content


Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết