Diễn Đàn Vân Đồn

Nơi giao lưu, kết bạn và cùng nhau thể hiện cá tính

Tự động đăng nhập lần sau

Bài gửi sau cùng

»Máy đo độ đụcvuonghoang2388 Tue 17 Nov 2015, 14:39
»Dưỡng đo, căn lá giá rẻvuonghoang2388 Sun 15 Nov 2015, 14:31
»Máy dò kim loại cầm tayvuonghoang2388 Thu 12 Nov 2015, 14:43
»Phụ kiện cửa kính phù hợp để lắp đặt cửa đẩyduancuacuon Tue 10 Nov 2015, 16:51
»Bút camera, camera bút, camera ngụy trangvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:40
»Máy hiệu chuẩn âm thanh, thiết bị hiệu chuẩn âm thanhvuonghoang2388 Tue 10 Nov 2015, 08:37
»Những thông số quan trọng của bản lề sàn ADLER A- 2000duancuacuon Fri 30 Oct 2015, 10:30
»Sửa khóa cửa cường lực ở đâu Hà Nội tốt nhất?duancuacuon Thu 29 Oct 2015, 15:11
»Bản lề sàn Newstar Hs-233Zduancuacuon Wed 28 Oct 2015, 14:35
»Nhận cung cấp phụ kiện VVP số lượng lớnduancuacuon Tue 27 Oct 2015, 18:28

11052010

Những người chung sống với rồng ăn thịt ở Indonesia Empty Những người chung sống với rồng ăn thịt ở Indonesia

Người đăng °ღ-‘๑’-Bym†Bym-‘๑’-ღ°
°ღ-‘๑’-Bym†Bym-‘๑’-ღ°
Xem thêm
Công viên quốc
gia Komodo ở Indonesia thu hút những du khách khá đặc biệt, những người
nóng lòng muốn chiêm ngưỡng loài ăn thịt khổng lồ trùng tên với rồng,
chạy nhanh hơn cả người và quật ngã những con trâu to khỏe.


Những người chung sống với rồng ăn thịt ở Indonesia A9edragon_0224
Một
con rồng trưởng thành ở Komodo.




Công viên nằm ở vùng
hẻo lánh, nóng và khô cằn, là thánh địa của hàng trăm con thằn lằn ăn
thịt khổng lồ, loài không tồn tại ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Loài thằn lằn lớn nhất thế giới này có thể dài tới 3m và nặng hơn 100kg,
có khả năng ăn được một khối lượng bằng nửa trọng lượng của chúng mỗi
bữa. Nhờ gió hỗ trợ, chúng có khả năng ngửi được mùi máu tươi cách xa
tới 8km.



Và đúng như những gì
chúng ta có thể dự đoán, hòn đảo nơi có Công viên quốc gia Komodo này
hầu như không có người ở. Nhưng chỉ là hầu như. Ở làng ven biển Kampung
Komodo, nhiều ngư dân thuộc dân tộc Bugis đã tìm cách cùng chung sống
với 1.200 con rồng ngự trị hòn đảo này.



Những con rồng này quả
có tấn công người. Hồi tháng 6/2007, một cậu bé 9 tuổi đã bị tấn công
khi đang “giải quyết nỗi buồn” ở trong bụi rậm tại rìa làng. Con rồng đã
bị đuổi đi, nhưng do mất máu nhanh, cậu bé đã tử vong. Và đây chỉ là
một trong rất nhiều trường hợp thiệt mạng vì rồng trong suốt năm đó.



Sự tồn tại của 50 loài
vi khuẩn độc trong nước bọt của loài thằn lằn này khiến người bị cắn có
thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Người dân làng đã phải xây
nhà sàn, giữ đàn dê trên những tấm ván được bắc cao để đề phòng rồng.
Vào buổi tối, khi rồng hoạt động tích cực nhất, họ hiếm khi ra khỏi hiên
nhà. Và như một quy định, họ không bao giờ mặc quần áo đỏ, vì rồng có
thể nhầm tưởng đó là máu.



Mặc dù vậy, vẫn có khi
những con thằn lằn này xuống núi để “dạo chơi”. Người dân làng phản ứng
lại bằng gậy gộc, gạch đá. Những chiếc gậy ba xiên có thể thấy ở khắp
nơi. Nhưng nếu chúng ở xa tầm với, thậm chí trẻ em cũng biết cách cầm đá
ném đuổi chúng đi. Nếu không có hai thứ vũ khí này, người dân địa
phương cho biết, có thể “ra oai” bằng cách kêu lên, đập tay, giậm chân.
Thái độ “hiếu chiến” có thể đuổi được các con rồng đi, bởi chúng thích
tấn công lén từ bóng tối hơn là đối đầu trực tiếp.



Một số người cho biết
loài bò sát này xuống núi thường xuyên hơn để kiếm mồi, nhưng người
Bugis lại khẳng định rồng làm được nhiều điều tốt hơn là hại, bởi chúng
hấp dẫn người từ bên ngoài và túi tiền của họ đến với hòn đảo xa xôi
Komodo. Người Bugis đã tận dụng cơ hội để kiếm sống, như bán đồ khắc gỗ
hình rồng, được gọi là Oras, cho khách đến xem rồng. Những con thằn lằn
“sống ở đây và chúng tôi có gia đình của chúng tôi. Chúng tôi phải chung
sống. Rồng là bạn của chúng tôi”, một người bản địa cho hay.



Đây là mối quan hệ
cộng sinh. Người Bugis, hầu hết theo đạo Hồi, ở Komodo không ăn thịt lợn
– món lại là “khoái khẩu” của rồng. Ngoài ra, người Bugis nhìn chung
không săn bắt hươu nai và trâu, để lại kho thức ăn phong phú cho loài
rồng. Và điều này khiến cho số lượng rồng ngày một sinh sôi nảy nở.



“Họ thực sự là những
người tốt nhất sống ở đây bởi họ hiểu tầm quan trọng của rồng đối với
cuộc sống của họ”, Yusuf Sahabun, một người chăm nom công viên cho hay.
Mặc dù có xảy ra săn trộm, nhưng ông nhấn mạnh những kẻ vi phạm ngày nay
thường là những người đến từ bên ngoài.

Các biện pháp nghiêm
ngặt, thậm chí một số người cho là hà khắc, do chính phủ Indonesia
đưa ra, đã làm giảm bớt những vấn đề trên trong những năm gần đây, biến
hòn đảo trở thành địa điểm du lịch hoang sơ.

Một số quy định cũng khiến người dân làng, như Abdul, 28 tuổi,
gặp khó khăn. Anh chắc chắn rằng cuộc sống trên đảo đã “rất, rất khó
khăn”. Lượng khách du lịch giảm do suy thoái kinh tế càng làm cho thu
nhập của anh, với tư cách là người khắc gỗ, giảm sút.




Những người bảo vệ môi
trường ở tổ chức Bảo tồn tự nhiên, một tổ chức môi trường ở Mỹ được
chính phủ Indonesia giao trọng trách bảo vệ công viên, lại có quan điểm
ngược lại. Họ cho rằng mặc dù số lượng rồng không bị giảm tới mức nghiêm
trọng, nhưng hoạt động không kiểm soát được của con người có thể khiến
loài này tuyệt chủng.



Song hiện giờ, những
con rồng nơi đây có khoảng trời riêng của chúng. Trong công viên, hươu,
nai, lợn rong chơi khắp nơi, “sẵn sàng” cho các cuộc phục kích bất ngờ.
Chính vì vậy, không cần phải liều lĩnh đi đâu xa du khách cũng có thể
chứng kiến tận mắt cảnh tượng săn mồi ngoạn mục này.

Share this post on: reddit

kojngo

Bài gửi Tue 11 May 2010, 22:52 by kojngo

he^ ;-) con na`y ma` can cha'c e^m le^'m

[CGB] ♥ |Híp - Lady|

Bài gửi Wed 12 May 2010, 06:32 by [CGB] ♥ |Híp - Lady|

;));))
trÔg k0n này Ngộ nGỘ =))=))
Mà Đi Đâu Để Chứg Kiến Nó Bắt mỒi Hử Chỵ :-/ :-/

°ღ-‘๑’-Bym†Bym-‘๑’-ღ°

Bài gửi Wed 12 May 2010, 12:43 by °ღ-‘๑’-Bym†Bym-‘๑’-ღ°

ng0_vdqn đã viết:;));))
trÔg k0n này Ngộ nGỘ =))=))
Mà Đi Đâu Để Chứg Kiến Nó Bắt mỒi Hử Chỵ :-/ :-/

Sang Indo iêm ạ...:)) :)) :))

—(•·÷ЋỌċ_mǿċ÷·•)—

Bài gửi Wed 12 May 2010, 12:48 by —(•·÷ЋỌċ_mǿċ÷·•)—

cái này mấy hum trước vừa xem trên tivi xong con này máu lanh

Bài gửi  by Sponsored content

Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Chủ đề mới hơn

Chủ đề cũ hơn

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết