3 Bích Đi Trước
Xem thêm
Chẳng may “yêu” người mà “chị” lớp 8 cũng “yêu”, nữ sinh học lớp 4 được hẹn ra chỗ vắng và nhận một trận đòn nhừ tử.
Đó chỉ là một trong những câu chuyện bạo lực học đường nhỏ nhoi được bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thời Nhiệm kể lại tại Hội thảo “Phòng chống bạo lực trong nhà trường” tổ chức ngày 9/4 tại Sở GD - ĐT TP HCM.
Trong nhiều câu chuyện bà Vĩnh kể lại, học sinh đánh nhau chỉ vì những lí do rất... vô duyên. Có trường hợp mâu thuẫn không đáng gì nhưng vẫn dẫn tới tử vong.
Theo ông Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP HCM, tình trạng bạo lực học đường không phải chỉ xảy ra mấy tuần vừa qua mà đó là vấn đề khá nghiêm trọng xuất hiện từ nhiều năm nay nhưng với mức độ khác nhau.
“Ngày xưa, bạo lực học đường không nghiêm trọng như ngày nay” - ông Duy nhấn mạnh.
Người lớn còn sợ bị đánh
Ông Duy đưa ra nhận xét, trong những năm gần đây, bạo lực xảy ra ở mọi nơi: trên sân cỏ thì cầu thủ đánh nhau, trong kinh doanh thì đâm chém tranh giành thị phần, ngoài phố thì taxi húc vào xe cảnh sát, nhiều băng nhóm thanh toán đẫm máu...
Ngay cả người lớn ra đường cũng không cảm thấy an toàn. Ví như lúc chứng kiến kẻ móc túi mấy ai dám la lớn vì sợ bị đánh. “Bọn trẻ cũng vậy, khi tâm lý không cảm thấy được an toàn chúng bị ức chế dẫn tới bạo lực để giải tỏa” - ông Duy giải thích.
Ông lo ngại: “Và khi xảy ra bạo lực giữa bọn trẻ với nhau, chính thầy cô giáo nhiều lúc cũng không thấy an toàn khi giải quyết thì làm sao tình hình được sáng sủa?”
Ông Vũ Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng cho rằng thực tế khi tình trạng bạo lực diễn ra gần đây, ngành giáo dục tỏ ra lúng túng, các cấp lãnh đạo không biết phân biệt đâu là trừng phạt, đâu là yêu thương dẫn đến những cảnh “cười ra nước mắt”. Học sinh đánh nhau, gây ra lỗi bị kỷ luật tỏ ra không lo sợ, học sinh bị đánh cũng bị kỷ luật. Hiệu trưởng trường khi xử lý học sinh vi phạm kỷ luật thì bị phụ huynh hành hung, không được bảo vệ mà còn bị phê bình.
“Trong khi nếu nhìn từ gốc độ vĩ mô, “ngọn ngành” thì vấn đề bạo lực học đường lại có nguyên nhân từ chính môi trường xã hội hiện nay” - ông Tuấn kết luận.
Theo đó, ông Duy cũng nói rằng bạo lực học đường phải bắt đầu từ quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Kế thừa bạo lực từ cha
Từng là học sinh ngoan, H. trở thành học sinh cá biệt do nhiều lần được ba “đào tạo”. Bà Cù Thị Hương Giang THPT Ngôi Sao, Trợ lý thánh niên kể.
[img][/img]
Lê Thị Hà My, (HS lớp 10 CA, Trường THPT Lê Hồng Phong): Thám tử học sinh
Nhiều vụ bạo lực trong học đường thầy cô rất khó có mặt đúng lúc, kịp thời mà thường là sau khi đã diễn ra. Vậy nên chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động của những “thám tử học sinh”. Những học sinh này sẽ bí mật theo dõi để kịp thời báo cho thầy cô biết khi nảy sinh bất thường dẫn đến bạo lực trong học sinh.
Hà Trung Thành(Giảng viên Trường Cán bộ TP HCM): Hình thành nhóm bạn đồng hành
Để hạn chế tình trạng bạo lực học đường, nhà trường và gia đình phối hợp hình thành những nhóm bạn đồng hành, gồm những học sinh có nguy cơ bị bắt nạt để cùng học tập và cùng đến trường. Các em đi đông sẽ hạn chế được tình trạng này.
Bên cạnh đó, khi phát hiện ra sự bất thường nơi đứa trẻ, cách tốt nhất là tác động vào gia đình hơn là đứa trẻ. Khi phát hiện hành vi xấu từ các em nên nghiên cứu gia đình và môi trường xung quanh đứa trẻ mới có biện pháp để giải quyết.
Lê Thị Nga Quỳnh, (Trợ lý thanh niên Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm): Bộ phận tham vấn
Chúng ta thiếu bộ phận tham vấn trong trường học nên không có nơi cho học sinh nói lên suy nghĩ của mình để cùng nhau giải tỏa gút mắc trong khi học và giao tiếp giữa học sinh với học sinh, thầy cô với học sinh.
Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thời Nhiệm: Thầy cô làm chuyên gia tâm lý
Vẫn biết là không thể kiểm soát được tất cả mọi hành động, suy nghĩ của toàn thể học sinh, nhất là khi các em cố tình giấu. Nhưng thầy cô chủ nhiệm phải là chuyên gia tâm lý, người bạn để các em bày tỏ, chia sẻ. Việc này quả là khó nhưng phải làm.
Đó chỉ là một trong những câu chuyện bạo lực học đường nhỏ nhoi được bà Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thời Nhiệm kể lại tại Hội thảo “Phòng chống bạo lực trong nhà trường” tổ chức ngày 9/4 tại Sở GD - ĐT TP HCM.
Trong nhiều câu chuyện bà Vĩnh kể lại, học sinh đánh nhau chỉ vì những lí do rất... vô duyên. Có trường hợp mâu thuẫn không đáng gì nhưng vẫn dẫn tới tử vong.
Theo ông Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP HCM, tình trạng bạo lực học đường không phải chỉ xảy ra mấy tuần vừa qua mà đó là vấn đề khá nghiêm trọng xuất hiện từ nhiều năm nay nhưng với mức độ khác nhau.
“Ngày xưa, bạo lực học đường không nghiêm trọng như ngày nay” - ông Duy nhấn mạnh.
Người lớn còn sợ bị đánh
Ông Duy đưa ra nhận xét, trong những năm gần đây, bạo lực xảy ra ở mọi nơi: trên sân cỏ thì cầu thủ đánh nhau, trong kinh doanh thì đâm chém tranh giành thị phần, ngoài phố thì taxi húc vào xe cảnh sát, nhiều băng nhóm thanh toán đẫm máu...
Ngay cả người lớn ra đường cũng không cảm thấy an toàn. Ví như lúc chứng kiến kẻ móc túi mấy ai dám la lớn vì sợ bị đánh. “Bọn trẻ cũng vậy, khi tâm lý không cảm thấy được an toàn chúng bị ức chế dẫn tới bạo lực để giải tỏa” - ông Duy giải thích.
Ông lo ngại: “Và khi xảy ra bạo lực giữa bọn trẻ với nhau, chính thầy cô giáo nhiều lúc cũng không thấy an toàn khi giải quyết thì làm sao tình hình được sáng sủa?”
Ông Vũ Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng cho rằng thực tế khi tình trạng bạo lực diễn ra gần đây, ngành giáo dục tỏ ra lúng túng, các cấp lãnh đạo không biết phân biệt đâu là trừng phạt, đâu là yêu thương dẫn đến những cảnh “cười ra nước mắt”. Học sinh đánh nhau, gây ra lỗi bị kỷ luật tỏ ra không lo sợ, học sinh bị đánh cũng bị kỷ luật. Hiệu trưởng trường khi xử lý học sinh vi phạm kỷ luật thì bị phụ huynh hành hung, không được bảo vệ mà còn bị phê bình.
“Trong khi nếu nhìn từ gốc độ vĩ mô, “ngọn ngành” thì vấn đề bạo lực học đường lại có nguyên nhân từ chính môi trường xã hội hiện nay” - ông Tuấn kết luận.
Theo đó, ông Duy cũng nói rằng bạo lực học đường phải bắt đầu từ quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Kế thừa bạo lực từ cha
Từng là học sinh ngoan, H. trở thành học sinh cá biệt do nhiều lần được ba “đào tạo”. Bà Cù Thị Hương Giang THPT Ngôi Sao, Trợ lý thánh niên kể.
[img][/img]
Lê Thị Hà My, (HS lớp 10 CA, Trường THPT Lê Hồng Phong): Thám tử học sinh
Nhiều vụ bạo lực trong học đường thầy cô rất khó có mặt đúng lúc, kịp thời mà thường là sau khi đã diễn ra. Vậy nên chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động của những “thám tử học sinh”. Những học sinh này sẽ bí mật theo dõi để kịp thời báo cho thầy cô biết khi nảy sinh bất thường dẫn đến bạo lực trong học sinh.
Hà Trung Thành(Giảng viên Trường Cán bộ TP HCM): Hình thành nhóm bạn đồng hành
Để hạn chế tình trạng bạo lực học đường, nhà trường và gia đình phối hợp hình thành những nhóm bạn đồng hành, gồm những học sinh có nguy cơ bị bắt nạt để cùng học tập và cùng đến trường. Các em đi đông sẽ hạn chế được tình trạng này.
Bên cạnh đó, khi phát hiện ra sự bất thường nơi đứa trẻ, cách tốt nhất là tác động vào gia đình hơn là đứa trẻ. Khi phát hiện hành vi xấu từ các em nên nghiên cứu gia đình và môi trường xung quanh đứa trẻ mới có biện pháp để giải quyết.
Lê Thị Nga Quỳnh, (Trợ lý thanh niên Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm): Bộ phận tham vấn
Chúng ta thiếu bộ phận tham vấn trong trường học nên không có nơi cho học sinh nói lên suy nghĩ của mình để cùng nhau giải tỏa gút mắc trong khi học và giao tiếp giữa học sinh với học sinh, thầy cô với học sinh.
Phạm Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Thời Nhiệm: Thầy cô làm chuyên gia tâm lý
Vẫn biết là không thể kiểm soát được tất cả mọi hành động, suy nghĩ của toàn thể học sinh, nhất là khi các em cố tình giấu. Nhưng thầy cô chủ nhiệm phải là chuyên gia tâm lý, người bạn để các em bày tỏ, chia sẻ. Việc này quả là khó nhưng phải làm.